Tháng năm này cả nước đang hướng về ngày 19 tháng 5. Đâu đâu cũng có băng dôn, khẩu hiệu mừng 123 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mu Hà Nội cũng đang ráo riết chuẩn bị những sự kiện mừng sinh nhật Bác – Vị cha già của tất cả mọi người – Người mà toàn dân tộc Việt Nam gọi bằng hai tiếng thân thương Bác Hồ.
Khi niên thiếu Bác là Nguyễn Sinh Cung, khi ra đi từ bến Nhà Rồng Bác lấy tên Nguyễn Tất Thành. Trong quá trình hoạt động, trong các ấn phẩm Bác viết còn có khá nhiều bút danh như: Chú Nguyễn, N, S Chon Vang, Cheng Vang, Trần Vương, Ai Qua Que, Nguyễn Hải Khách, Lý Thụy, N. A. K, Những khi tiếp xúc với kiều bào, Người là Chín, Thầu Chín, Chính, Nguyễn Lai, Lý Tín Tống, Trần, Lê, Pan, Ông Lý Hồng Công, Tiết Nguyệt Lâm, Dưới các bài báo Nguyễn Ái Quốc ký nhiều tên khác nhau: Howang T.S, Wang, A.P, N.K, N. Ái Quốc, Nguyễn, H, T, Loa Shing Lan, Victo, Vector Lebm, K.K.V, Line, LW Vương, T.V.Wang, Trong bản khai trích ngang dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản(1935), Người ghi “bí danh trong Đảng là Jeng Man Huân.vv.. Và giờ đây cái tên tự hào mà thân thương nhất là Hồ Chí Minh. Cái tên Hồ Chí Minh được Bác đổi từ khi nào?
“Đầu những năm 1940, trước biến chuyển mới của tình hình cách mạng, một nhiệm vụ bức thiết đặt ra cho cách mạng nước ta lúc này là phải thực hiện sự liên minh quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của đồng minh. Trước mắt phải phối hợp hành động giữa phong trào Việt minh với phong trào chống Nhật của nhân dân Trung Quốc và các lực lượng đồng minh chống phát xít trên chiến trường Thái Bình Dương. Trong số những người cách mạng Việt Nam Nguyễn Ái Quốc là người hiểu biết Trung Quốc hơn cả nên được cử đảm nhiệm trọng trách này.
Để tránh lạc hướng bọn mật thám, Nguyễn Ái Quốc lấy tên mới là Hồ Chí Minh. Ngày 13-8-1942, Người lên đường đi Trung Quốc với tư cách là đại biểu của phong trào Việt minh và đại diện của Phân hội Việt Nam thuộc Hiệp hội quốc tế phản xâm lược.
Sau mười lăm ngày đêm đi bộ trên đất Quảng Tây, ngày 27-8-1942, Người đến xã Túc Vinh thuộc huyện Đức Bảo thì bị tuần canh ở đây giữ lại. Khi kiểm tra giấy tờ, chúng phát hiện ngoài giấy giới thiệu của Phân hội Việt Nam thuộc Hiệp hội quốc tế phản xâm lược ra, Hồ Chí Minh còn mang theo thẻ hội viên "Hội ký giả thanh niên Trung Quốc", các giấy tờ của Hồ Chí Minh là phóng viên báo chí và giấy thông hành do văn phòng Bộ tư lệnh Đệ tứ chiến khu cấp từ năm 1940 đều đã quá hạn sử dụng. Chúng nghi Người là gián điệp, bèn bắt giữ và giải lên Tĩnh Tây rồi giải đi, giải lại trong suốt 13 huyện thị của tỉnh Quảng Tây.
Nhờ sự vận động tích cực của Đảng ta, của bà con Việt kiều và sự can thiệp của nhiều nhân vật trong chính giới Trung Quốc, ngày 10-9-1943 Người được trả lại tự do.
Như vậy trong sự kiện bị bắt khi lính tuần canh kiểm tra giấy tờ ở phố Túc Vinh đã hé mở một chi tiết: Phải chăng trong số những giấy tờ bị quá hạn từ cuối năm 1940, chặng đường Nguyễn Ái Quốc đi từ Côn Minh - Quế Lâm - Tĩnh Tây để tìm đường về nước, Người đã lấy tên là Hồ Chí Minh? Và tới năm 1942, từ sự kiện "Túc Vinh", tên gọi Hồ Chí Minh đã được ra công khai.
Nhớ lại sự kiện chuẩn bị cho Bác đi Trung Quốc, hồi ký của đồng chí Vũ Anh kể lại: "Tháng 8 năm 1942, Bác có việc phải đi ra nước ngoài. Tôi được Bác giao nhiệm vụ chuẩn bị giúp Bác. Gọi là chuẩn bị nhưng công việc cũng chẳng có gì. Trong túi của Bác chỉ có một bộ quần áo tây và một bộ quần áo chàm người Nùng. Tôi lấy đá mềm khắc hai con dấu: một con dấu của Việt Nam độc lập đồng minh hội và một của Quốc tế phản xâm lược Việt Nam phân hội. Bác tự viết hai giấy giới thiệu của hai đoàn thể trên cử cụ Hồ Chí Minh đi gặp Chính phủ Trung Quốc. Cái tên Cụ Hồ Chí Minh ra công khai từ đó. Và cũng từ đó tên của Người ngày càng làm rạng rỡ Đảng ta, nhân dân ta, đất nước ta. Lúc bấy giờ Bác có một danh thiệp đề tên Hồ Chí Minh".
Sau khi ra tù, lần đầu tiên trên báo Đồng minh, số 18, tháng 12-1943, phát hành ở Liễu Châu, Trung Quốc người đọc thấy xuất hiện tên Hồ Chí Minh ký dưới bài viết: Li Băng.
Tháng 10-1944, Người ký tên Hồ Chí Minh dưới bức "Thư gửi đồng bào toàn quốc", kêu gọi các đảng phái, các đoàn thể tích cực chuẩn bị để triệu tập và khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc. Đây là lần đầu tiên tên Hồ Chí Minh lan truyền trong cả nước. ”
Bài của bạn đọc trên yahoo.com
Đến nay cái Tên Hồ Chí Minh đã thực sự là niềm tự hào của mỗi người con đất Việt khi được hỏi ai là vị lãnh tụ vị đại nhất của dân tộc? Ai là Danh Nhân Văn Hóa? Ai là người không con mà có triệu con? Có biết bao ấn phẩm, bao tài liệu viết, ca ngợi công lao của Hồ Chủ Tịch, bấy nhiêu đó vẫn chưa đủ để nói hết được công lao của Bác đã hy sinh cho dân tộc Việt Nam. Mỗi khi tháng năm đến toàn dân Việt Nam lại Hướng về Ba Đình nơi mà Bác đang ngủ say sau cả cuộc đời bôn ba, vất vả vì cách mạng Việt Nam. Nhớ đến Bác một con người với tình yêu bao la, sống giản dị gương mặt phúc hậu luôn dang rộng vòng tay yêu thương.
Xin tặng bạn đọc đoạn clip hướng về 19 tháng 5
Hoa Linh