Hôm qua, Bộ GD-ĐT có công văn gửi các địa phương hướng dẫn việc ôn thi tốt nghiệp THPT. Theo đó, Bộ yêu cầu các Sở GD-ĐT chỉ đạo các trường THPT hoàn thành chương trình lớp 12 theo đúng kế hoạch và tuyệt đối không được cắt xén chương trình qui định.
Năm nay cũng như nhiều năm gần đây, Bộ GD-ĐT không phát hành tài liệu hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp. Việc triển khai công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013 là do các Sở GD-ĐT chủ động, chỉ đạo các trường THPT thực hiện các giải pháp hiệu quả tổ chức ôn tập cho học sinh lớp 12 phù hợp với từng trường, từng nhóm đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013.
Các tổ chuyên môn, giáo viên dạy các môn thi tốt nghiệp THPT chủ động xây dựng tốt kế hoạch, nội dung ôn tập, chú ý đến các nội dung kiến thức của chương trình đã được điều chỉnh theo hướng giảm tải mà Bộ GD-ĐT ban hành từ tháng 9/2011.
Việc tổ chức ôn tập phải đảm bảo thời gian, tập trung vào những yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục cấp THPT, update diem thi, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12, quan tâm việc giúp học sinh học tập ở các mức độ nhận thức thông hiểu và vận dụng kiến thức.
Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các trường THPT và giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn phải thống nhất với học sinh và cha mẹ học sinh để sắp xếp thời gian ôn tập hợp lý, đảm bảo sức khỏe của học sinh, ôn tập có hiệu quả nhưng không gây quá tải.
Không thi môn Sử học sinh thở phào
Bàn luận về các môn thi tốt nghiệp THPT năm nay, ông Nguyễn Thiết Sơn, Hiệu trưởng trường THPT Kim Liên, Đống Đa cho biết để chuẩn bị cho kỳ thi này, ngay từ đầu năm nhà trường đã tập trung học cả 8 môn có khả năng sẽ thi tốt nghiệp. “Học sinh và thầy cô đều khá chủ động khi Bộ công bố môn thi năm nay. Nếu có rơi vào môn Lịch sử hay Vật lý thì cũng không bất ngờ” – ông Nguyễn Thiết Sơn khẳng định. Là một trường có nhiều thuận lợi về đầu vào học sinh khá cao, ông Sơn cho biết việc tập trung học cả 8 môn trong diện thi tốt nghiệp là không khó với học sinh dù đã phân ban. “Có tới 80% học sinh lớp 12 của trường đăng ký thi 2 khối, A, B hay A, D... nên việc học trải đều cả 8 môn không quá khó với các em vì cũng cùng mục tiêu thi đại học” – ông Sơn phân tích.
“Học sinh thì môn nào thi cũng kêu khó nhưng thực tế nếu rơi vào môn Lịch sử thì đáng lo hơn cả. Theo tôi môn Sinh học và Địa lý có thể coi là môn phù hợp với những học sinh trường tôi. Sinh học là môn thi trắc nghiệm còn Địa lý các em có thể được giáo viên hướng dẫn ký hơn cách sử dụng Atlas để làm bài thi. Đạt điểm trung bình ở các môn này không quá khó” – ông Nguyễn Dương Quang, Hiệu trưởng trường THPT Trương Định phân tích.
Không cắt xén nhưng có đối phó
“Các trường cần xây dựng kế hoạch để đảm bảo hoàn thành chương trình theo đúng thời gian quy định. Thực hiện dạy đúng, dạy đủ chương trình, bám sát yêu cầu chuẩn kiến thức và kỹ năng. Quan trọng là phải hướng dẫn học sinh nắm vững các kiến thức, tránh học tủ, học vẹt và dành nhiều thời gian cho việc tự học” - ông Đoàn Hoài Vĩnh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội đưa ra yêu cầu với các trường THPT trên địa bàn thành phố.
Mặc dù việc đảm bảo dạy đủ chương trình, không cắt xén đối với các trường là bắt buộc nhưng thực tế vẫn không tránh khỏi tình trạng dạy đối phó khi môn thi tốt nghiệp đã được công bố. Ông Nguyễn Thiết Sơn cho biết, khó khăn với trường không rơi vào các môn sẽ thi tốt nghiệp mà là với các môn không thi như Thể dục, Giáo dục công dân hay Công nghệ... “Không ai dám cắt các môn này để tập trung cho thi tốt nghiệp. Update dap an de thi tot nghiep 2013. Tuy nhiên, giáo viên các bộ môn rất vất vả vì ngay sau khi có môn thi tốt nghiệp, tâm lý học sinh đều chểnh mảng với những môn không thi. Dù có lên lớp nhưng hiệu quả giảng dạy, học tập không cao” – ông Sơn chia sẻ. “Nếu để thực sự hợp lý, theo tôi Bộ nên phân phối chương trình sao cho hết tháng tư có thể kết thúc nội dung các môn để tháng 5 tập trung vào ôn thi thì đem lại hiệu quả thực tế thay vì học và dạy đối phó” – ông Nguyễn Thiết Sơn đề xuất.
Cho biết về lịch ôn thi, ông Nguyễn Dương Quang khẳng định là không có chuyện cắt các môn phụ để tập trung ôn thi. “Chính vì vậy mà ở trường này sẽ có tình trạng buổi tối giáo viên vẫn phải đến trường ôn bài với học sinh. Đây là do phụ huynh đề xuất vì không có khả năng hỗ trợ con tự học ở nhà nên nhờ thầy cô tổ chức ôn tập cho các cháu” – ông Quang cho biết. Như vậy, với đa số các sĩ tử, cuộc chạy đua với các kỳ thi sắp tới đang vào tầm nước rút khi hàng loạt các kiến thức trong 3 năm học THPT bị “nhồi” lại trong vòng... 1 tháng.
Nguồn: 24h.com.vn