Bộ Giao thông Vận tải vừa công bố Dự thảo lần 3 Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Theo đó, nội dung được dư luận quan tâm lâu nay là “xử phạt xe không chính chủ” đã không được Ban soạn thảo đưa vào Dự thảo Nghị định mới.

Nếu Chính phủ đồng ý với dự thảo này, câu chuyện về xe chính chủ tới đây sẽ hoàn toàn chấm dứt.

Trước đó, trong cuộc họp lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị định mới cách đây không lâu, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cũng đã nêu đề xuất bỏ quy định xử phạt đối với phương tiện giao thông không chuyển quyền sở hữu theo quy định.

Mới đây, Bộ Công an cũng ra Thông tư số 11 quy định sẽ xu phat xe khong chinh chu theo quy định từ 15/4. Tuy nhiên, CSGT không được dừng xe để kiểm soát, xử lý đối với lỗi này trên đường.

Chỉ xử phạt thông qua công tác đăng ký, cấp biển số; điều tra, giải quyết tai nạn giao thông; qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; các trường hợp phương tiện vi phạm bị tạm giữ theo quy định và qua điều tra các vụ án hình sự. Update quoc hoa.

Khi đó, nếu phát hiện người mua hoặc người bán không làm thủ tục sang tên thì phải xác minh, xác định rõ hành vi vi phạm: “mua, bán xe không sang tên” và xử phạt trường hợp quá thời gian 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ mua, bán xe nhưng chưa làm thủ tục sang tên, di chuyển thay đổi đăng ký xe theo quy định.

Tuy nhiên, Thông tư này cũng sẽ hết hiệu lực khi khi Luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ ngày 1/7.


Trước những quy định này, ngày 22/3/2013, Hiệp hội Vận tải Hà Nội đã có công văn gửi tới Bộ CA; Bộ GTVT; Tổng cục CSGT ĐB-ĐS; Cục Đăng kiểm Việt Nam đề nghị chỉ nên xử phạt xe ô tô “không chính chủ”.

Bởi theo Hiệp hội Vận tải Hà Nội, đối với xe ô tô, do nhiều chủ xe góp vốn bằng phương tiện vào doanh nghiệp, sau đó họ tự ý bỏ đơn vị và tự bán xe trao tay cho người khác, không làm thủ tục sang tên đổi chủ; có trường hợp đã làm thủ tục mua bán đầy đủ nhưng không ra CQCA làm thủ tục sang tên. Các doanh nghiệp chỉ biết được thông tin khi xảy ra tai nạn và có thông báo của các cơ quan chức năng, cũng khi xảy ra tai nạn CQCA mới biết xe không chính chủ. Chính vì vậy mà nhiều doanh nghiệp nhất trí khi có chủ trương phạt các đối tượng mua xe ô tô không làm thủ tục sang tên đổi chủ để giải phóng gánh nặng cho các doanh nghiệp về trách nhiệm dân sự.

Hiệp hội Vận tải Hà Nội cũng đưa ra một số giải pháp xử phạt đối với lỗi ô tô không sang tên đổi chủ như: Update phau thuat chuyen gioi. Khi chủ xe đưa phương tiện đến trạm kiểm định để khám lưu hành định kỳ nên yêu cầu các chủ xe mang theo các loại giấy tờ như: Đối với xe mang chủ sở hữu doanh nghiệp khi khám xe phải có giấy giới thiệu của doanh nghiệp là chủ sở hữu; với xe sở hữu tư nhân, khi khám xe phải mang theo CMTND hoặc sổ hộ khẩu chủ sở hữu; nếu xe có kinh doanh phải có giấy giới thiệu và Bản sao ĐKKD của doanh nghiệp chủ sở hữu.

Thực hiện giải pháp trên chỉ trong vòng một chu kỳ khám xe, hầu hết các xe sẽ được chuyển sang chính chủ (vì các xe không chính chủ rất khó có các giấy tờ của chủ sở hữu).

Riêng đối với những xe được các doanh nghiệp kinh doanh vận tải có báo cáo đến Cục Đăng kiểm về những chủ xe cố tình không sang tên đổi chủ, đề nghị Cục Đăng kiểm tạm giữ sổ kiểm định cho đến khi hoàn thành thủ tục sang tên đổi chủ và đề nghị CQCA xử phạt xong mới khám xe.

Riêng đối với xe máy: Từ việc cấm người dân các quận nội thành mua xe máy mới, do đó, người dân các tỉnh đưa xe về Hà Nội làm ăn, số lượng xe rất nhiều, đề nghị Bộ CA xây dựng quy trình cho đăng ký xe thông thoáng nhất để người dân dễ thực hiện (cần có biểu mẫu kê khai cam kết tại chính quyền địa phương nơi người dân cư trú .v.v...). Update gio trai dat viet nam.

Đến ngày 15/4/2013, Thông tư 11/2013/TT/BCA có hiệu lực, đề nghị Bộ CA xem xét lùi thời gian xử phạt sau khi đã tuyên truyền rộng rãi cho người dân, chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho người dân thực hiện, đồng thời tiên lượng những trường hợp bất khả kháng để có hướng dẫn chi tiết hơn, hết sức tránh những điều gây bức xúc cho người dân.

Nguồn: eva.vn