Học sinh từ 50 trường THPT trên địa bàn tỉnh An Giang đã về Trường ĐH An Giang (TP Long Xuyên) sáng 16-3 dự chương trình tư vấn.


Bà Võ Thị Minh Điều (72 tuổi) cùng cháu ngoại đến nghe tư vấn

“Nhiều học sinh ở các huyện biên giới, cách xa 70-80 km như Trường THPT Xuân Tô, Tịnh Biên (huyện Tịnh Biên), THPT An Phú, An Phú 2 (huyện An Phú), THPT Tân Châu, Nguyễn Quang Diêu (huyện Tân Châu)...cũng được thầy cô đưa về dự từ sáng sớm” - anh Lê Minh An, Ban thanh thiếu nhi trường học Tỉnh đoàn An Giang, cho biết.

Xoay xở... chọn ngành

Đằng sau nỗi băn khoăn về ngành học, nhiều thí sinh, phụ huynh đến với chương trình tư vấn còn mang những nỗi niềm riêng trước ngưỡng cửa vào đời của mình, con em mình. Mái tóc bạc phơ của ông Trương Công Khoa (70 tuổi) và bà Võ Thị Minh Điều (72 tuổi) lẫn khuất trong nhóm học sinh ngồi chăm chú nghe những thông tin mới về kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013. Với vẻ chân chất, bà Điều cho biết hai ông bà đi chọn ngành cho cháu ngoại của mình - bạn Võ Thanh Ngọc, học sinh lớp 12 Trường THPT Bình Khánh, TP.Long Xuyên. “Cha mẹ cháu khổ quá nên cháu ở với vợ chồng tui hồi nào tới giờ” - bà Điều tâm sự.

Hỏi ngành nghề sẽ dự thi của cháu ngoại, bà Điều “nghe nói cháu thích hóa sinh”. Nói rồi vợ chồng bà Điều lấy trong túi da đựng mắt kính lão ra một tờ giấy, trong đó ghi những dòng chữ nắn nót: “Ban tổ chức vui lòng hướng dẫn. Nếu đậu các trường ĐH khác nhưng không đủ tiền học, chuyển về ĐH An Giang có cùng ngành học có được không?”. Rồi ông bà lão cũng băn khoăn thêm: “Ngành phát triển nông thôn, sinh viên tốt nghiệp ra làm gì, ở đâu, chính quyền có tạo điều kiện đầu ra hay không?”.

Trước giờ tư vấn, ngồi trong khu vực màu áo thun xanh nhạt “đặc trưng” của Trường THPT Long Xuyên, thí sinh Hồ Thị Ngọc Huyền chuẩn bị câu hỏi gửi đến ban tư vấn. Cô học trò có gương mặt rất sáng cho biết mẹ em mất cách đây hai năm, nhà chỉ có hai chị em và người chị đang bán mỹ phẩm ở Tiền Giang. “Việc chọn ngành là do hai chị em cùng bàn bạc với nhau. Chị hai nói em thích ngành nào thì cứ học, chị sẽ cố gắng lo cho em. Chị nói em đậu ĐH, đi học ở Sài Gòn sẽ bán nhà ở dưới này. Ước mơ từ nhỏ của em là làm việc trong ngành quản trị khách sạn, được giao tiếp với nhiều người”.

Cũng tự xoay xở chọn ngành, thí sinh Nguyễn Thị Thu Vân (Trường THPT Long Xuyên) lại đắn đo giữa ngành mình thích và ngành không phải đóng học phí. “Em thích kế toán, nhưng chắc em chọn giáo dục tiểu học. Em nghe nói học ngành sư phạm không phải đóng tiền, như thế sẽ phù hợp hơn với hoàn cảnh của em” - Vân nói. Cô học trò có gương mặt xanh xao cho biết bạn có bốn chị em, cha đang thất nghiệp ở nhà. Năm lớp 11, cô trò giỏi này phải đi phục vụ quán cơm mỗi ngày được 30.000 đồng để phụ cha mua sách vở cho mình và các em... Các bạn xem thêm thông tin đáp án đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2013 được cập nhật đầy đủ và nhanh nhất tại 24h.com.vn.

Bất ngờ với học trò An Giang

Cuối giờ tư vấn chuyên sâu, TS Phạm Tấn Hạ - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) - tâm sự “bất ngờ với học trò An Giang”. Thầy Hạ cho biết: “Năm nay, các bạn ở An Giang hỏi rất nhiều về lĩnh vực khoa học xã hội so với năm trước và so với những nơi khác. Câu hỏi của các bạn cũng thể hiện một sự tìm hiểu kỹ, nghiêm túc muốn theo ngành xã hội. Đáng chú ý, các bạn hỏi nhiều về nhóm ngành ngôn ngữ mới như tiếng Nhật, Hàn, Ý, Tây Ban Nha...Một số khác quan tâm đến ngành công tác xã hội, xã hội học”.

Ở phần đặt câu hỏi trực tiếp với ban tư vấn, một bạn nam nhận được những tràng pháo tay tán thưởng từ những người có cùng tâm trạng khi đặt câu hỏi: “Em nghe dư luận nói các công ty thường tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp từ các trường danh tiếng, điều đó có đúng không?”. Các bạn xem thêm thông tin de thi thu dh khoi a nam 2013 được cập nhật đầy đủ và nhanh nhất tại 24h.com.vn.

Được mời tư vấn, TS Trần Thế Hoàng - trưởng phòng quản lý đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM - nhìn nhận “thắc mắc này không chỉ riêng em mà cũng của nhiều học sinh, phụ huynh khác”. TS Hoàng chia sẻ: “Với tư cách là trường công lập, tôi xin nói khách quan thế này: khi lựa chọn ngành học, bạn phải xem xét năng lực, sở thích của bản thân cùng với điều kiện kinh tế gia đình. Tuy nhiên, chọn ngành, chọn trường chỉ là bước một. Quá trình học tập tại trường ĐH, bạn cũng cần phải thể hiện quyết tâm của mình”.

TS Hoàng nói thêm: “Bạn có thể học ở trường tại địa phương, gần nhà sẽ đỡ tốn kém. Con đường tương lai của bạn không chỉ dừng lại ở mốc đậu ĐH. Tương lai thật sự là cuộc đua đường dài. Học ở trường chưa danh tiếng, bạn có thể khởi động chậm hơn. Nhưng nếu bạn liên tục phấn đấu, vươn lên thì kết quả học tập sẽ tốt. Từ đó, bạn tốt nghiệp ở một trường chưa danh tiếng lắm thì cơ hội việc làm vẫn rất cao. Nên lưu ý, hiện việc tuyển dụng không chỉ dựa vào bằng cấp mà còn dựa vào năng lực, kỹ năng của bạn nữa. Để đáp ứng yêu cầu công việc, đôi khi bạn phải bồi dưỡng thêm các khóa ngắn hạn, học ngành thứ hai...”. Các bạn xem thêm thông tin diem thi tot nghiep 2013 được cập nhật đầy đủ và nhanh nhất tại 24h.com.vn.

Cuối cùng, thầy Hoàng nhắn nhủ: “Con đường phấn đấu của chúng ta trên đường đời là bền bỉ, liên tục để vươn lên chứ không phải tốt nghiệp ở trường nào, danh tiếng hay không...”.