Nếu hai người bình thường xúc phạm nhau, mà một bên đã xin lỗi, bên kia chấp nhận, xong thì thôi. Nhưng nếu là hai ĐBQH nên để Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có ý kiến xem xét.

Dư luận gần đây đang đặc biệt quan tâm đến vụ việc đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước xúc phạm nặng nề ĐB Dương Trung Quốc. Xung quanh vấn đề ầm ĩ này, PV có cuộc trao đổi với ông Đỗ Duy Thường, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

Là một người có nhiều kinh nghiệm làm công việc giới thiệu nhân sự ĐBQH qua các kỳ bầu cử, ông có ý kiến gì trước việc các ĐBQH có lời lẽ xúc phạm nhau?

Ông Đỗ Duy Thường: Là ĐBQH muốn tranh luận, có thể tranh luận công khai tại các phiên thảo luận tại kỳ họp Quốc hội, các phiên họp của Đoàn ĐBQH. Trong khi tranh luận về nội dung không được xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự người khác với những lời nói thiếu văn hóa.

Không nên nói rằng anh nói như thế thì anh là người thế này, thế khác.... bởi ĐBQH có quyền tranh luận, thậm chí có quyền sáng kiến pháp luật. Việc xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của nhau là không nên và có thể dẫn đến vi phạm pháp luật dân sự, hình sự.

Thưa ông, hiện nay nhiều ý kiến cho rằng ĐB Hoàng Hữu Phước có thể bị bãi nhiệm vì những lời nhận xét của mình. Theo ông, khi nào một ĐBQH bị bãi nhiệm?

Ông Đỗ Duy Thường: Đó là khi cử tri thấy một người không còn xứng đáng làm ĐBQH nữa. Ví dụ như vi phạm pháp luật nghiêm trọng, vi phạm tiêu chuẩn của người ĐBQH... cập nhật tin the gioi, thì cử tri ở nơi bầu cử ra đại biểu đó đề nghị bãi nhiệm. Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định việc đưa ra Quốc hội bãi nhiệm theo đề nghị của Uỷ ban trung ương MTTQ Việt Nam, Uỷ ban MTTQ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Như vậy, có thể thấy hai nơi để bãi nhiệm ĐBQH là Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định việc đưa ra Quốc hội bãi nhiệm và cử tri nơi bầu ra đại biểu đó.


Như trường hợp của ĐB Hoàng Hữu Phước có thể gọi là vi phạm pháp luật nghiêm trọng được chưa?

Ông Đỗ Duy Thường: Như thế nào là nghiêm trọng, nên để Quốc hội xem xét theo luật. Có thể mình cho là không nghiêm trọng, nhưng người khác cho là nghiêm trọng và ngược lại. Nếu hai người bình thường xúc phạm nhau, mà một bên đã xin lỗi, bên kia chấp nhận, xong thì thôi. Nhưng nếu là hai ĐBQH nên để Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có ý kiến xem xét.

Quy trình bãi nhiệm một ĐBQH hiện nay được thực hiện như thế nào, thưa ông?

Ông Đỗ Duy Thường: Cử tri ở nơi bầu cử ra đại biểu đó đề nghị bãi nhiệm sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét. Tuy nhiên, hiện nay chưa có luật quy định người nào đứng ra tập hợp cử tri để xem xét đề nghị bãi nhiệm ĐBQH. Cập nhật phap luat 24h. Theo tôi, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phải có hướng dẫn.

Thông thường quy trình bãi nhiệm một đại biểu hiện nay là MTTQ tỉnh, thành phố đó đứng ra đề nghị. Uỷ ban Trung ương MTTQ cũng phải về địa phương xem xét, từ sự thống nhất với MTTQ tỉnh và hai bên có văn bản đề nghị với Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Như vậy nếu cử tri muốn bãi nhiệm ĐBQH lúc này chưa thể thực hiện được, thưa ông?

Ông Đỗ Duy Thường: Đúng là hiện nay chưa có quy định nói về việc bao nhiêu cử tri thì có thể đề nghị bãi nhiễm ĐBQH. Trước đây, khi tôi làm 4 khóa công tác trong MTTQ, cũng có những cử tri đề nghị bãi nhiễm ĐBQH nhưng diễn ra lẻ tẻ ở một vài cá nhân. Luật chưa quy định tỷ lệ bao nhiêu cử tri đề nghị thì có giá trị pháp lý để Ủy ban Thường vụ xem xét. Theo tôi, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phải có hướng dẫn.

Là một người có nhiều năm kinh nghiệm trong việc hiệp thương chọn người ứng cử ĐBQH. Theo ông công tác chọn người ứng cử ĐBQH của chúng ta đã thực sự chặt chẽ chưa?

Ông Đỗ Duy Thường: Tôi cho rằng, quy trình lựa chọn người ứng cử ĐBQH rất chặt chẽ. Theo đó, quy trình hiệp thương lựa chọn, giới thiệu những người ứng cử ĐBQH gồm có các bước tóm tắt như: Bước một, Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất của Mặt trận ở cấp Trung ương và cấp tỉnh dự kiến phân bổ cơ cấu thành phần, số lượng người ra ứng cử cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp mình.

Ngoài ra, Luật bầu cử còn cho phép công dân có quyền tự ứng cử, lâu nay ta vẫn gọi là người tự ứng cử, nghĩa là không qua cơ quan, tổ chức, đơn vị nào giới thiệu.

Bước hai, các cơ quan, tổ chức được phân bổ tổ chức việc giới thiệu người ra ứng cử. Người tự ứng cử và người được giới thiệu ra ứng cử đều phải nộp hồ sơ tại Ủy ban bầu cử cấp tỉnh; cập nhật tin trong ngay, Hội nghị Hiệp thương lần thứ hai của Mặt trận lập danh sách sơ bộ những người ứng cử gửi lấy ý kiến cử tri nơi cư trú.

Sau đó, tổ chức hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú và cuối cùng Mặt trận tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ ba để lập danh sách chính thức giới thiệu những người ra ứng cử ĐBQH.

Hồ sơ lý lịch người ứng cử và người được giới thiệu ứng cử có khi nào để “lọt” người có vấn đề sức khỏe hay tiêu chuẩn người đại biểu không?

Ông Đỗ Duy Thường: Về hồ sơ lý lịch người ứng cử và người được giới thiệu ứng cử đều phải nộp cho Uỷ ban bầu cử để cơ quan này xem xét. Nếu đại biểu nào được công dân phát hiện có vấn đề về tiêu chuẩn người đại biểu, Ủy ban bầu cử phải kiểm tra.

Ví dụ, về sức khỏe có bệnh nan y, tinh thần... không thể đảm nhiệm được công tác của người đại biểu thì Ủy ban bầu cử phải yêu cầu có giám định sức khỏe đối với người đó. Trong hồ sơ không có giấy khám sức khỏe, nhưng đại biểu sẽ qua nhiều khâu giám sát của dân, nhất là khi lấy ý kiến cử tri nơi công tác và cư trú cử tri sẽ phát hiện.

Nguồn: 24h.com.vn