Cho rằng Giám đốc có ý định “xù” nợ với số tiền lên tới hàng chục tỷ đồng, người dân đã kéo tới “vây” Trung tâm dạy nghề tư thục nhân đạo Minh Tâm.

Sự việc xảy ra ngày 28/1 tại Trung tâm dạy nghề tư thục nhân đạo Minh Tâm ở thôn 8, xã Canh Nậu, Thạch Thất, Hà Nội do bà Vũ Thị Xiêm làm Giám đốc.

Khoảng 40 người dân đã mang băng rôn, khẩu hiệu, loa đài tới trước cổng trung tâm trên để yêu cầu bà Xiêm trả nợ khiến náo loạn cả một khu vực. Theo người dân nơi đây, chiều 27/1 đã có một cuộc thương thảo giữa 2 bên nhưng không thành nên nhiều người lại tiếp tục kéo đến với ý định “cố thủ” tại đây .


Tan cửa nát nhà

Qua tìm hiểu, hầu hết những người tới “vây” Trung tâm nhân đạo đều là chủ nợ của bà Vũ Thị Xiêm với tổng số tiền cho vay lên tới hàng chục tỷ đồng. Cập nhật tin thoi tiet. Thời gian vay nợ quá hạn đã lâu nhưng bà Xiêm không trả khiến nhiều người lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, mất nhà mất cửa.

Chị Phạm Thị Điều, sinh năm 1974 ở xóm Đông, xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, một trong những người tới "vây" Trung tâm cho biết, do tin tưởng vào uy tín của một trung tâm nhân đạo và có mối quan hệ thân quen từ trước nên năm 2008, khi bà Xiêm ngỏ ý muốn vay tiền, chị Điều không ngần ngại vay mượn thêm và chi ra hơn 4 tỷ đồng cho vay “nóng”, lãi suất thỏa thuận. Tưởng được thu hồi cả vốn lẫn lãi trong thời gian ngắn, không ngờ bà Xiêm vẫn “ngâm” số nợ đó cho tới nay. Chị Điều phải bán toàn bộ xưởng gỗ của gia đình trả nợ nhưng vẫn không xuể, ngày đêm sống trong tâm trạng sợ hãi, lo lắng vì người tới đòi nợ.

Chị Kiều Thị Phương ở thôn Ngọc Lâm, xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất cũng mất nhà, mất cửa khi vay mượn giúp bà Xiêm 740 triệu đồng từ tháng 2/2012 với thời hạn vay là 5 tháng. Tuy nhiên, hiện đã quá hạn hơn 6 tháng, bà Xiêm vẫn chưa có động thái trả tiền. “Trước đó, đã 2 lần bà Xiêm vay tiền tôi nhưng đều trả nợ sòng phẳng cả vốn lẫn lãi. Cập nhật tỉ lệ chọi. Do vậy tôi mới tin tưởng cho bà Xiêm vay tiếp số tiền trên, không ngờ lần này tôi đòi năm lần, bảy lượt bà Xiêm vẫn cố tình không trả”, chị Phương nói.


Anh Nguyễn Xuân Biết, sinh năm 1981 ở thôn Phú Nghĩa, xã Phú Kim, huyện Thạch Thất cũng là nạn nhân của nữ Giám đốc trung tâm nhân đạo khi đồng ý cho bà này vay số tiền hơn 3 tỷ đồng từ tháng 3/2011. Trong giấy vay nợ có đóng dấu đỏ của Trung tâm dạy nghề tư thục nhân đạo Minh Tâm, bà Xiêm cam kết đến tháng 1/2012 sẽ hoàn trả toàn bộ số tiền này cả vốn lẫn lãi nhưng 1 năm trôi qua, hứa hẹn hết lần này đến lần khác, trong khi anh Biết lâm vào cảnh khốn cùng, bà Xiêm vẫn không có ý định trả nợ.

Ngoài ra, không chỉ chị Điều, anh Biết, chị Phương mà còn nhiều người khác cũng là “nạn nhân” của bà Xiêm.

Trung tâm nhân đạo vừa dạy nghề, vừa… kinh doanh

Trao đổi với PV, bà Vũ Thị Xiêm thừa nhận có vay nợ nhưng chỉ với số tiền hơn 6 tỷ đồng. Lý giải việc “ngâm” tiền của người dân, bà Xiêm cho biết do kinh tế khó khăn nên nguồn hàng của Trung tâm không bán được, số tiền vay nợ để đầu tư mua rừng ở Kim Bôi, Hòa Bình làm dự án cũng đang trong giai đoạn phát triển, chưa thu được kết quả nên chưa có tiền trả cho người dân. Bà Xiêm cam kết sẽ trả nợ cho người dân trong thời gian sớm nhất.

Điều đáng nói là nhiều giấy vay nợ người dân do bà Xiêm ký đều lấy tư cách pháp nhân, “cộp” dấu đỏ của Trung tâm dạy nghề tư thục nhân đạo Minh Tâm với mục đích vay tiền làm dự án trồng rừng. Tuy nhiên, trong quyết định thành lập Trung tâm của UBND huyện Thạch Thất năm 2006 do chính bà Xiêm cung cấp, trung tâm này chỉ được phép hoạt động dạy nghề, đào tạo nghề cho người khuyết tật. Cập nhật tin viet nam. Lạ lùng hơn, lấy danh nghĩa trung tâm để vay tiền mua 130ha rừng tại Kim Bôi, Hòa Bình mà theo bà Xiêm để trồng nguyên liệu phục vụ nghề mây tre đan nhưng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng lại mang tên cá nhân bà Vũ Thị Xiêm chứ không phải Trung tâm Minh Tâm.


Liên quan đến giấy phép của Trung tâm Minh Tâm, ông Nguyễn Mạnh Hồng, Phó chủ tịch UBND huyện Thạch Thất cho biết, Trung tâm dạy nghề tư thục nhân đạo Minh Tâm được thành lập theo quyết định số 1949/QĐ-UBND huyện Thạch Thất cấp ngày 28/11/2006 chỉ có chức năng, nhiệm vụ dạy nghề chứ không được phép kinh doanh, mua rừng.

Ông Hồng cũng khẳng định không có chuyện một trung tâm dạy nghề nhân đạo lại đi vay vốn để phục vụ mục đích dạy nghề cho người khuyết tật. “Khi một trung tâm dạy nghề nhân đạo ra đời thì tất cả các học viên tại trung tâm đó đều được tài trợ hoàn toàn từ cơ sở vật chất tới điều kiện học tập. Ví dụ, người khuyết tật muốn học mây, tre đan thì được tài trợ toàn bộ học phí, nguyên liệu để học nghề mây tre đan… nên không thể có chuyện đi huy động vốn vay ngoài để phục vụ mục đích dạy nghề cho người khuyết tật”, ông Hồng nói.

Về nghi vấn bà Vũ Thị Xiêm lợi dụng danh nghĩa Trung tâm dạy nghề tư thục nhân đạo Minh Tâm để huy động, vay vốn phục vụ mục đích kinh doanh cá nhân, ông Hồng cho hay sẽ lập tức tiến hành làm việc với cơ sở này và những người dân cho bà Xiêm vay tiền để xác minh. “Nếu có chuyện lợi dụng danh nghĩa Trung tâm nhân đạo để vay vốn sử dụng sai mục đích, chúng tôi sẽ báo cáo các cấp có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật”.

Ông Nguyễn Sơn, Phó công an huyện Thạch Thất cũng cho biết mới nhận được đơn của 5 người dân cho bà Xiêm vay tiền. Hiện công an huyện Thạch Thất đã mời các đầu đơn lên làm việc để xác minh và đang trong quá trình giải quyết vụ việc.

Nguồn: 24h.com.vn