Mới đây, lần thứ ba bà Đặng Thị Liên (51 tuổi, ngụ quận 4 - TPHCM) cùng người thân mặc áo tang, mang băng rôn tiếp tục đến cổng Sở Y tế TPHCM yêu cầu làm rõ cái chết của chồng bà là ông Đinh Văn Thường (49 tuổi), người từng điều trị tại Bệnh viện (BV) Bình Dân TPHCM.


Cách ứng xử gây bất bình

Theo bà Liên, ngày 21/7/2012, ông Thường đến khám tại BV Bình Dân vì đi tiểu dắt kèm đau thận. Các bác sĩ (BS) ở đây đã tư vấn mổ lấy sỏi. Ngày 31/7, ông Thường được mổ sỏi nhưng không có viên sỏi nào. Hai ngày sau, BS thông báo ông Thường bị ung thư ống mật phải đặt ống dẫn lưu mật ra ngoài.

Ngày 21/11/2012, ông Thường qua đời. Đau buồn trước cái chết đột ngột của chồng, bà Liên nhiều lần gửi đơn và hai lần mặc áo tang đến Sở Y tế TPHCM yêu cầu làm rõ. Cập nhật vn got talent 2013. Sở Y tế TPHCM đã có văn bản trả lời mới nhất vào ngày 15-1-2013 nhưng bà Liên không chấp nhận và vẫn cho rằng chồng mình chết oan ức. Chính vì thế ngày 25-1, lần thứ ba bà Liên và gia đình mặc áo tang đến Sở Y tế tiếp tục khiếu nại.

PGS-TS-BS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TPHCM, cho biết BV có sai sót trong việc chẩn đoán và chữa trị cho bệnh nhân Thường. Cụ thể, trong thời gian phẫu thuật phát hiện bất thường, nhận định có thêm bệnh lý so với chẩn đoán trước mổ nhưng BS phẫu thuật không kịp thời thông báo, tư vấn cho gia đình bệnh nhân.

Ông Bỉnh cho rằng thiếu sót lớn nhất là thái độ ứng xử của BV đối với gia đình bệnh nhân. Sắp tới, sở sẽ kiểm điểm những cá nhân liên quan. Đại diện BV Bình Dân cũng hứa trong tuần tới sẽ đến nhà bà Liên để thỏa thuận hòa giải, hỗ trợ cho gia đình. Bà Liên và người nhà đã đồng thuận với cách giải quyết đó.

Vụ việc trên chỉ là một trong nhiều vụ người nhà bệnh nhân khiếu nại BV tại TPHCM trong năm 2012. Trước đó vài tháng là vụ ông M.T.K tử vong sau khi mổ ruột thừa tại BV FV được dư luận quan tâm chú ý. Cập nhật tin tuc da nang. Gần đây trên cả nước, các vụ khiếu kiện BV, BS ngày càng nhiều và một trong những nguyên nhân xuất phát từ cách hành xử của BV.

Trường hợp ở BV Bình Dân, cách ứng xử với chồng bà Liên là thiếu y đức khi đã sai phạm trong chẩn đoán, lại cho bệnh nhân xuất viện, sau đó lại không chịu nhận lại bệnh nhân để điều trị… Hay một tai biến y khoa ở BV Gia Định (TPHCM) mới đây khi BS mổ đẻ cho một ca sản phụ sinh đôi làm gãy xương đùi một bé.

Vậy mà khi trả lời trên báo, lãnh đạo BV Gia Định lại cho rằng đây là “tai biến có thể xảy ra” và hứa hỗ trợ viện phí cho gia đình nhưng không thấy xử lý BS? Hoặc như ở Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi khi những ca tai biến sản khoa liên tục xảy ra, trưởng Khoa Sản của BV này, BS Huỳnh Ngọc Thanh, lại cho rằng chính các phương tiện truyền thông, báo chí đã gây áp lực lên các BS khi tai biến sản khoa xảy ra ( ?!).

Thiếu văn hóa giao tiếp

GS-TS Trần Quỵ, nguyên giám đốc BV Bạch Mai, cho rằng rủi ro y khoa là điều khó tránh khỏi đối với ngành y ở bất kỳ quốc gia tiên tiến nào. Tuy nhiên, nếu thầy thuốc không cẩn trọng thì tỉ lệ tai biến, rủi ro y khoa có thể tăng lên. “Các thống kê trên thế giới cho thấy hầu hết nhầm lẫn trong y khoa gây hậu quả nghiêm trọng đối với người bệnh. Trong đó gần 50% sự cố y khoa có thể được phòng ngừa”. Rõ ràng, không ít trường hợp là do những sai lầm đáng tiếc của người thầy thuốc.

Theo GS Nguyễn Đức Vân, nguyên trưởng Khoa Phẫu thuật tiêu hóa (BV Việt Đức), trước một tai biến chết người trong ngành y, chúng ta phải xem xét nhiều nguyên nhân: Người thầy thuốc có hạn chế về chuyên môn, kỹ năng có nhưng không đủ kinh nghiệm, sao nhãng không tập trung trong công việc, thiếu trách nhiệm và cuối cùng là do sự cố kỹ thuật không thể vượt qua được. Cập nhật tai nan giao thong. “Bản thân tôi, hàng chục năm cầm dao mổ dù đã cố gắng hết sức nhưng cũng có những lúc thất bại không thể khống chế được những diễn biến bất thường của cuộc mổ”- ông cho biết.

GS Vân cũng cho rằng hiện nay, nhiều gia đình bệnh không nhận được sự giải thích cặn kẽ từ BS, trong khi đây là việc hết sức quan trọng để “giải tỏa” khiếu kiện. Theo GS Vân: “Cái đang thiếu ngày nay là văn hóa giao tiếp giữa thầy thuốc và người bệnh. Điều quan trọng ở đây là cần có những giải thích cặn kẽ cho gia đình bệnh nhân từ lúc bắt đầu tiếp xúc cho đến khi kết thúc điều trị”.

Nguồn: 24h.com.vn