Tết, mùa phim mà thị trường chiếu bóng bùng nổ như một “mâm cỗ” ê hề thịnh soạn, nhưng điều nghịch lý là không phải ai dự phần cũng thấy no.
Chiếc bánh doanh thu được nói lên tới gần 80 tỷ trong mùa phim Tết năm ngoái dường như vẫn còn tỏa được mùi thơm quyến rũ trong trí nhớ của những cái đầu kinh doanh điện ảnh. Bất chấp thị trường điện ảnh Việt vài năm qua đã chứng minh một sự thật, rằng mùa hè mới là mùa của những bộ phim có doanh số phòng vé cao nhất, và người ta có thể làm ra những bộ phim ăn khách vào bất cứ thời điểm nào trong năm nếu bắt trúng nhịp đập của thị trường. Chẳng thế mà mới nên chuyện: cuộc chiến giành chiếc bánh phim Tết cứ năm sau lại căng thẳng hơn năm trước!
Chiếc bánh phình to
Năm nay cũng không ngoại lệ khi doanh thu phòng vé mùa phim tet 2013 được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh nhờ số rạp chiếu vừa được các nhà chiếu bóng gấp rút đưa vào khai thác trong năm vừa qua. Các hệ thống xây rạp theo mô hình cụm rạp phức hợp như Megastar, B.H.D, Platinum, Lotte đều có thêm từ 1 - 3 cụm mới chỉ trong dịp cuối năm. Hệ thống rạp sử dụng máy chiếu HD rẻ và gọn nhẹ do Vinacinema dẫn đầu (liên kết với các doanh nghiệp chiếu bóng ở tỉnh lẻ) phát triển không kém với con số thêm 10 rạp tham gia vào hệ thống trong cơn chuyển mình sống còn.
Nguyên lý đầu tiên và rất giản dị, mà những ai tồn tại ở thị trường điện ảnh VN cũng đều biết, đó là: không có rạp thì phim…chết chắc. Thế nên, cuộc chiến phim Tết luôn bắt đầu bằng cuộc chiến giữa các nhà sản xuất để phim được chiếu ở những rạp có doanh thu cao nhất, được xếp vào giờ chiếu thuận lợi nhất. Không phải bộ phim nào khi mới ở giai đoạn “dự án phim chiếu Tết” cũng đi tới được chung cuộc như mục tiêu đề ra.
Trước mắt, người ta đã thấy hai bộ phim “chạy vào phút chót” như lời của một nhà phát hành lớn, phải dạt ra chiếu sau Tết năm nay, gồm: “Biết chết liền” của đạo diễn Lê Bảo Trung và “Thạch Sanh 3D” của đạo diễn Đỗ Quang Hải Âu.
Cuộc chiến này tuy rất căng thẳng vì quyết định sự sống còn của các nhà làm phim và sản xuất phim, nhưng hầu như diễn ra trong âm thầm, thỉnh thoảng sủi bọt trên công luận qua dăm lời phàn nàn của người tranh phần. Chưa kể, nó cũng phức tạp hơn rất nhiều bởi thị trường và luật pháp về điện ảnh của VN đang đi ngược xu thế chung của thế giới bằng cách cho phép tồn tại những doanh nghiệp (kể cả nội lẫn ngoại) vừa sản xuất phim, vừa phát hành phim và làm luôn chuyện…chiếu bóng.
Hiểu được bối cảnh trên chính là chiếc chìa khóa quan trọng giúp người ta đánh giá được tương quan cuộc chiến. Nếu một nhà phát hành nào sở hữu trong tay một hệ thống rạp đủ mạnh công bố họ sẽ làm dự án phim A nào đó để chiếu Tết, thì nghiễm nhiên bộ phim này đã có được chiếc vé dự phần ăn chia chiếc bánh doanh thu dịp Tết. Phim được dành suất vé này trong năm nay xem ra chỉ có mỗi “Mỹ nhân kế” (ra mắt ngày 1.2) của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, do Galaxy sản xuất và phát hành.
Cuộc chiến “xí phần”
Do vậy, cuộc chiến gần như chỉ diễn ra giữa những bộ phim của các nhà sản xuất độc lập, mà phần thắng ít khi phụ thuộc vào bản thân chất lượng của bộ phim. Thông tin bao ngoi sao . Nếu nó có mặt ở những phòng vé đông đúc và mắc mỏ vào dịp Tết, thì có nghĩa là nhà sản xuất đã có nhiều hành động khôn ngoan và kinh nghiệm, sử dụng được thế lực và tiềm lực sẵn có, cũng như các mối quan hệ làm ăn ràng buộc với nhà phát hành và rạp chiếu.
Trường hợp này ở mùa Tết năm nay có vẻ rơi vào bộ phim “Nhà có năm nàng tiên” (ra mắt ngày 2.2) với cách làm bài bản: ra mắt dự án từ rất sớm, độc quyền danh hài Hoài Linh, “book” rạp trước nửa năm… Được tất cả các hệ thống rạp lớn nhất nhận chiếu, chế biến nội dung phù hợp với thị hiếu số đông, bộ phim này hoàn toàn là ứng viên sáng giá đứng đầu bảng doanh thu năm nay.
Những bộ phim kế tiếp dù vẫn có được suất phim chiếu Tết nhưng ở số rạp hạn chế hơn, gồm: “Yêu anh, em dám không?” (chiếu ngày 6.2) của nhà sản xuất Phước Sang và “Bay vào cõi mộng” (ngày 2.2) của đạo diễn Phương Điền.
Cá biệt trong năm nay có hai ứng viên “bất ngờ” của mùa phim Tết là “Hit: Hoàng tử và lọ lem” của đạo diễn Ngô Quang Hải và bộ phim hợp tác Việt – Hàn “Lọ lem Sài Gòn” của hai đạo diễn Kim Guk Jin - Đỗ Mai Nhất Tuấn. Gọi là bất ngờ bởi từ thời điểm chúng được công bố (cuối tháng 12) ở dạng dự án cho tới thời điểm công chiếu (đầu tháng 2), tổng cộng chỉ có khoảng…6 tuần cho quay phim và làm hậu kỳ.
Nếu những dự án này là sản phẩm của các nhà sản xuất độc lập, hẳn người ta đã gọi ngay đó là sự “nổ” đầy ảo tưởng. Nhưng do chúng được bệ đỡ của hai nhà phát hành hùng mạnh, nên người ta chỉ có thể gọi đó là những dự án…liều mạng. Cập nhật ảnh girl xinh . Cũng như, chỉ còn biết cầu nguyện nó không phải là dấu hiệu trở lại của lối làm phim mì ăn liền, vốn đã bị khán giả chối bỏ cách nay 2 thập niên.
Nhìn chung, trong cuộc chiến giành rạp, các nhà phát hành sở hữu trong tay số rạp chiếu lớn luôn giữ vị trí của những “ông chủ” quyết định thắng bại của một bộ phim. Dĩ nhiên, là những người kinh doanh, họ không nghĩ mình sẽ phải làm chính trị bằng cách ưu tiên cho phim nội sản xuất. Bài toán phòng vé ngày Tết của họ còn được giải (một cách rất hời) bằng vô số những phim ngoại gõ cửa chào mời. Do vậy, cuộc đua phim Tết năm nay còn có các “võ sĩ” ngoại như “The Grandmasters” (ngày 8.2), “A Good Day to Die Hard” (ngày 10.2), “Warm Bodies” (14.2).
Nguồn: Báo Vietnamnet