Đại học Kinh tế Quốc dân vừa công bố điểm chuẩn. Theo đó, điểm chuẩn chung vào trường ở khối A là 20 điểm, khối D1 là 20 (tiếng Anh hệ số 1) và 27 điểm (tiếng Anh hệ số 2).

Năm 2012, trường tuyển sinh 4.500 chỉ tiêu cho 17 ngành học ở các khối A và D1. Trong đó, chỉ tiêu tuyển thẳng là 14, các đối tượng khác là 194, chỉ tiêu qua thi tuyển là 4.292.

Dưới đây là điểm trúng tuyển vào các ngành:


Căn cứ điểm chuẩn đại học 2012 trên, có đến 4.721 thí sinh trúng tuyển, trong đó 3.580 thí sinh đủ điểm vào các ngành đã đăng ký ban đầu, 871 thí sinh đủ điểm sàn vào trường nhưng phải đăng ký lại ngành (sau khi nhập học).

Mức điểm trên áp dụng với thí sinh ở khu vực 3. Mỗi khu vực kế tiếp cách nhau 0,5 điểm, nhóm đối tượng kế tiếp cách nhau 01 điểm.

Lưu ý: Đối với các thí sinh không đủ điểm vào ngành đăng ký ban đầu, nhưng đủ điểm sàn chung vào trường thì vẫn nhận được giấy báo trúng tuyển. Sau khi nhập học, thí sinh sẽ được đăng ký vào các ngành còn chỉ tiêu.

Điểm thi cao hơn năm 2011

Theo ông Bùi Văn Ga - thứ trưởng Bộ GD-ĐT, thông tin tổng hợp ban đầu từ các trường đã công bố diem thi dai hoc 2012 cho thấy số thí sinh đạt trên 13 điểm nhiều hơn hẳn so với năm trước. “Năm 2011, số thí sinh dự thi khối A đạt từ điểm sàn trở lên xấp xỉ bằng 1,5 lần chỉ tiêu tuyển sinh. Năm 2012, số thí sinh dự thi ĐH khối A đạt từ 13 điểm trở lên dự tính còn cao hơn mức 1,5 lần chỉ tiêu. Ở các khối thi khác, số thí sinh trên 13 điểm còn gấp nhiều lần hơn nữa so với chỉ tiêu” - Thứ trưởng Bùi Văn Ga nhận định. Năm 2012, tổng chỉ tiêu dự kiến cho tất cả các khối của ĐH là 310.000 chỉ tiêu và CĐ là hơn 260.000 chỉ tiêu.

Thực tế, dù các năm trước số thí sinh đạt trên điểm sàn, đủ tiêu chuẩn để xét tuyển vào các trường ĐH cao hơn nhiều so với chỉ tiêu, nhưng số tuyển sinh thực của các trường lại chỉ đạt được 92-93% chỉ tiêu. “Có hàng ngàn sinh viên đạt 16-17 điểm trở lên, cao hơn điểm sàn rất nhiều lại có nguyện vọng theo học ĐH nhưng do tính toán sai lầm, chọn xét nguyện vọng bổ sung vào những cánh cửa quá hẹp trong khi số nguyện vọng chỉ giới hạn thêm hai địa chỉ sau nguyện vọng 1 nên các em đã không đỗ” - ông Bùi Văn Ga nói.

Theo ông, với cơ chế xét tuyển linh hoạt năm nay, thí sinh được nộp hồ sơ xét tuyển vào nhiều trường, các trường tổ chức xét tuyển nhiều đợt, kéo dài đến ngày 30.11, số thí sinh chịu thiệt do cơ chế xét tuyển nhiều may rủi trước đây chắc chắn sẽ tìm cho mình trường học phù hợp. Tuy nhiên, lãnh đạo bộ cũng cho rằng vẫn còn nhiều em dù vượt điểm sàn nhưng không lựa chọn các trường ĐH tốp trung và tốp dưới thì việc thay đổi phương thức xét tuyển này không can thiệp gì được đến nguyện vọng của các em.


Không nương tay với điểm sàn để tuyển đủ chỉ tiêu

Với số thí sinh dự thi ĐH đạt trên 13 điểm cao hơn hẳn năm trước, Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định chưa có lý do nào có thể khiến điểm sàn năm nay thấp hơn năm ngoái như nhiều lời phỏng đoán.

Thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy điểm thi năm nay khá “đẹp”: điểm 0, điểm 1 ít đi, số thủ khoa tuyệt đối không nhiều như mọi năm nhưng phổ điểm trung bình từ 15 điểm trở lên cao hơn năm ngoái. Theo ông Ga, đề thi năm nay không ảnh hưởng đến các trường tốp trên, nhưng rõ ràng đã tạo ra được lượng thí sinh trên 13 điểm nhiều hơn, nguồn tuyển và xét tuyển các trường tốp dưới dồi dào hơn rất nhiều. Ông Ga cũng nhấn mạnh nếu ra đề dễ nữa thì những thí sinh đạt điểm quá thấp cũng không thể nâng lên được.

Thực tế, đã có những trường rậm rịch gửi ý kiến lên bộ “xin” nương tay với điểm sàn, cố gồng lên tuyển đủ chỉ tiêu đã đăng ký. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, quan điểm của Ban chỉ đạo tuyển sinh năm nay là xây dựng điểm sàn sao cho bảo đảm được chất lượng đào tạo ĐH, CĐ trong những năm tiếp theo khi lứa thí sinh năm nay trở thành SV suốt bốn, năm năm học sắp tới.

“Thực tế, việc sàng lọc đào tạo trong các trường ĐH hiện nay chưa thật chuẩn. Nhiều trường ĐH ngại sàng lọc vì sợ xáo trộn kế hoạch đào tạo, lo mất thêm kinh phí để xếp lớp, xếp thầy... Do đó, không có cách nào khác bộ phải quyết liệt với phương án xây dựng điểm sàn, giúp các trường sàng lọc người học đạt tiêu chuẩn tối thiểu từ đầu vào” - ông Ga nhấn mạnh.

Điểm sàn được xây dựng trên nhiều tiêu chí

Theo Ban chỉ đạo tuyển sinh ĐH, CĐ, điểm sàn, diem chuan nam 2012 được xây dựng trên tổng thể rất nhiều tiêu chí. Điểm sàn năm 2012 trước hết sẽ được căn cứ trên cơ sở số chỉ tiêu chung đã đặt ra, dự báo nguồn nhân lực của toàn quốc, khả năng dịch chuyển nhân lực theo vùng miền. Các thành viên hội đồng phân tích: với đề thi ĐH, tổng điểm ba môn thí sinh phải đạt được tối thiểu bao nhiêu thì các em mới đủ khả năng để theo học ĐH, CĐ.

“Điểm sàn được căn cứ trên tổng chỉ tiêu đặt ra trong kế hoạch ban đầu, nhưng yếu tố quyết định không phải là chỉ tiêu đã định mà chính ở việc phân tích xem điểm thi thí sinh phải đạt được thế nào mới học được ĐH, CĐ để đưa ra bàn bạc, thống nhất. Vì lý do này, ngay cả khi xếp điểm sàn có thể khiến nhiều trường không tuyển đủ chỉ tiêu, hội đồng xét duyệt cũng sẽ phải quyết để bảo đảm chất lượng đào tạo” - một thành viên của hội đồng cho hay.

Nguồn: giaoduc.net.vn