Nâng cao sống mũi là một thủ thuật sử dụng xương, sụn, mỡ, dây chằng hay chất silicone dẻo độn vào mũi (thường là chất silicone dẻo vì dễ sử dụng và ít gây biến chứng nguy hiểm).
Sống mũi giả được đưa vào từ lỗ mũi bên trái hoặc lỗ mũi bên phải hay từ giữa chân sống mũi, gốc cung mày.
Trước khi nâng mũi, cần thảo luận đầy đủ về kết quả, hạn chế của phẫu thuật để lên kế hoạch và chuẩn bị tâm lý (Nguồn: cleromedicalgroup.com)
Nguy cơ biến chứng có thể gặp trong phẫu thuật sửa mũi gồm: chảy máu mũi kéo dài, khô mũi hoặc đóng vảy cứng mũi xoang; dị ứng với chất liệu độn; Tê vùng mặt, xung quanh mũi; Đau kéo dài, có thể làm nặng thêm tình trạng viêm mũi xoang; Viêm thân mũi; Nhiễm trùng thủng đầu mũi; Sau mổ chân mũi thò ra ngoài; Lệch sống mũi.
Do vậy, trước khi sửa mũi, người bệnh cần thảo luận đầy đủ về kết quả, hạn chế của phẫu thuật để lên kế hoạch và chuẩn bị tâm lý. Hiện nay, có thêm công nghệ nâng mũi bằng vật liệu tự thân. Các bác sĩ sẽ phẫu thuật để lấy mô từ một nơi khác trong cơ thể (thường là mỡ hoặc sụn...).
Sau đó, tùy từng trường hợp, một hoặc nhiều mẫu mô này được đưa vào để lót thêm bên trên lớp sụn nhân tạo giúp cho sống mũi, đầu mũi nâng cao và mềm mại, dáng mũi đẹp tự nhiên... Ưu điểm của phương pháp này là mũi trông đẹp tự nhiên hơn, mũi sau nâng không bị cứng, bóng, da chóp mũi không bị mỏng sau một vài năm như một số trường hợp nâng mũi theo công nghệ thông thường.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là phải thêm 1 lần phẫu thuật lấy mô từ bộ phận khác trong cơ thể để đưa vào mũi nên gây tâm lý căng thẳng cho người bệnh và độ rủi ro cao hơn.