Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 tới 10 của 18
  1. #1
    Tư Lệnh Quân Đoàn
    Guest

    Kết quả Sự Kiện Nhớ ơn Vua Hùng

    Chào các bạn,

    Sự kiện Nhớ Ơn Vua Hùng đã kết thúc. Với mục đích tri ân các bậc tiền nhân đã có công tạo dựng đất nước, hướng về cội nguồn, sự kiện Nhớ ơn Vua Hùng đã nhận được sự quan tâm của rất đông các game thủ. Với 5 bài viết tham gia sự kiện, BQT đã đọc và chọn ra 3 bài hay nhất để giành lấy giải thưởng như sau:


    Giải nhất: thuộc về tim2491
    với giải thưởng 6.000 điểm ủy thác và 1500 điểm PC Point

    Tác phẩm đoạt giải:
    Trích Được post bởi tim2491 Xem bài viết
    Ngày ấy thủa xa xưa cách đây gần năm nghìn năm, sau khi sanh nở 100 đứa con trai tuấn tú, các con vừa khôn lớn, cha Lạc Long Quân về thủy cung với mẹ (Thần Long Nữ) . Mẹ Âu Cơ nuôi con chờ mãi mà không thấy Chồng trở lại. Mẹ Âu Cơ ở lại một mình nuôi đàn con nhỏ. Một ngày nọ Đức Lạc Long Quân về mẹ Âu Cơ nói :
    _ “Sao Chồng không cùng vợ lo lắng sự nghiệp giang sơn xã tắc ?”
    Cha Lạc Long Quân nghẹn ngào nói với Âu Cơ rằng :
    _“Ta là giống Rồng, Nàng là gống Tiên, Thủy Hỏa tương khắc, chung hợp thật khó. Rồng ở biển sâu, Tiên ở thượng ngàn. Mặt trăng mặt trời không thể gần nhau, Thái Âm Thái Dương cách biệt, nhưng lại không thể thiếu nhau, nay ta đã kết làm vợ chồng, Âm dương hòa hợp, sinh được 100 con. Bờ cõi trãi khắp biển cã . Ta không thể vì chuyện sum họp vợ chồng, cha con mà bỏ giang sơn bờ cõi. Vậy ta chia đôi con. Nàng dẫn 49 đứa lên rừng, Ta đem 50 con xuống biển”.

    Đức Lạc Long Quân dặn: ”Khi nào có việc hiểm nguy thì cứ gọi: “Bố ơi, Bố ở nơi nao hãy mau mau về cứu chúng con, thì ta có ngay.” Thế rồi cha cùng 50 đứa con xuống biển, mẹ cùng 49 con lên núi từ biệt nhau. Các con theo mẹ đi đến đâu cũng dạy: Dân cấy lúa, nuôi tằm dệt vải.

    Người con trưởng được phong làm vua thay Cha Lạc Long Quân: Đế hiệu Hùng Quốc Vương được tiếp tục cai quản đất nước này, đó chính là vua Hùng Vương thứ nhất. Đặt quốc hiệu là VĂN LANG đóng đô ở Phong Châu ( Núi Nghĩa Lĩnh Bạch Hạc, Phú Thọ), chia nước ra làm 15 vùng. Các Chi Phái vua sau cũng gọi là Hùng Vương, tiếp tục thêm 17 đời sau này.



    Trong các truyền thuyết của người Việt có rất nhiều truyền thuyết liên quan đến thời đại của các Vua Hùng được truyền lại trong dân gian đến nay; đó là chuyện Vua Hùng kén rể, chuyện nàng công chúa Tiên Dung với chàng trai nghèo Chử Đồng Tử, là sự tích bánh chưng, bánh dày gắn với tích Hùng Vương chọn người truyền ngôi báu...Nhưng suy cho cùng đó vẫn những truyền thuyết dân gian.

    Và sự nghiệp dựng nước của các Vua Hùng song hành cùng sự nghiệp chống ngoại xâm giữ nước. Vừa mới dựng nước thì nhân dân ta đã phải chiến đấu chống lại nhiều mối đe dọa từ bên ngoài xô tới. Nước Văn Lang trẻ tuổi đời Hùng Vương đã phải chống lại nhiều mối đe dọa từ bên ngoài mà ký ức lâu đời của nhân dân còn ghi nhớ dưới dạng những truyền thuyết như giặc Man, giặc Xích tỷ (Mũi đỏ), giặc Thạch linh thần tướng...

    Nhưng dù cho kẻ xâm lược là những quốc gia phong kiến lớn phương Đông. Những đế chế lớn thời Cổ - Trung đại, những cường quốc đế quốc chủ nghĩa thời Cận - Hiện đại có tiềm lực lớn hơn ta nhiều lần. Thì, “giặc cậy trường trận, ta cậy đoản binh, lấy đoản chế trường... " hay "lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh” là điều kiện chiến đấu và chiến thắng của dân tộc ta, và cũng là một nét đặc sắc trong nghệ thuật quân sự Việt Nam.



    Con đường mà dân tộc ta đã đi qua đầy gian nan, nguy hiểm. Nhưng "lửa thử vàng, gian nan thử sức, không để cho kẻ thù khuất phục, không để cho chông gai thử thách của lịch sử cản bước, dân tộc ta luôn luôn hướng về phía trước, vươn lên với ý chí kiên cường, sức sống phi thường và năng lực sáng tạo phong phú. Thất bại chỉ là tạm thời và không bao giờ vì thất bại mà chùn chân, nản chí, dân tộc ta cuối cùng đã chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, kể cả những đế quốc cường thịnh bậc nhất của thời đại bấy giờ. Quyết tâm, ý chí và nghị lực của dân tộc thể hiện rõ rệt trong các cuộc chiến tranh yêu nước và sớm được đúc kết lại trong những lời tuyên bố đanh thép của các anh hùng dân tộc.
    Và cũng vẫn còn đó âm vang lời Bác Hồ kính yêu dặn đoàn quân chiến thắng về tiếp quản Thủ đô tại đền Hùng ngày 19-9-1954:
    "Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".




    Giải nhì: thuộc về 9Life
    với giải thưởng 4.000 điểm ủy thác và 1000 điểm PC Point

    Tác phẩm đoạt giải:
    Trích Được post bởi 9Life Xem bài viết
    Như cây có gốc, như nước có nguồn, chim tìm tổ, người tìm tông, hàng năm, cứ đến ngày 10/3 âm lịch người dân cả nước lại cùng hướng về Đất Tổ. Lễ hội đền Hùng đã trở thành ngày hội chung của toàn dân tộc, ngày mà mọi trái tim dù ở muôn nơi vẫn đập chung một nhịp, mọi cặp mắt đều hướng về vùng đất Cội nguồn.
    Giỗ Tổ Hùng Vương - từ rất lâu đã trở thành ngày Giỗ trọng đại của cả dân tộc, đã in đậm trong cõi tâm linh của mỗi người dân đất Việt. Dù ở phương trời nào, người Việt Nam đều nhớ ngày giỗ Tổ từ ngàn đời qua. Đền Hùng là nơi tưởng nhớ, tôn vinh công lao các Vua Hùng, là biểu tượng của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam. Thời kỳ Hùng Vương là một giai đoạn rất quan trọng trong lịch sử dân tộc. Chính thời kỳ này đã xây dựng nên nền tảng của dân tộc Việt Nam, nền tảng văn hóa Việt Nam và truyền thống yêu nước của dân tộc.
    "Dù ai đi ngược về xuôi
    Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba"


    Lễ hội Đền Hùng là lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam, và có một đặc thù riêng là: Phần lễ nặng hơn phần hội. Tâm tưởng người về dự hội là hướng về tổ tiên, cội nguồn với sự tôn kính và lòng biết ơn sâu sắc (Ẩm hà tư nguyên - Uống nước nhớ nguồn). 41 làng xã thuộc tỉnh Vĩnh Phú tham gia rước kiệu lễ dâng Tổ. Từ ngàn xưa, trên các cổ kiệu có bày lễ vật, đi kèm có phường bát âm tấu nhạc, cờ quạt, bát bửu, lọng che cùng chiêng trống. Những làng ở xa thường phải rước 2-3 ngày mới tới" . "Xưa kia, việc cúng Tổ (cử hành) vào ngày 12 tháng 3 (âm lịch) hằng năm. Thường khi con cháu ở xa về làm giỗ trước một ngày, vào ngày 11 tháng 3 (âm lịch). Đến thời nhà Nguyễn định lệ 5 năm mở hội lớn một lần (vào các năm thứ 5 và 10 của các thập kỷ), có quan triều đình về cúng tế cùng quan hàng tỉnh và người chủ tế địa phương cúng vào ngày 10 tháng 3 (âm lịch). Do đó ngày giỗ Tổ sau này mới là ngày 10 tháng 3 (âm lịch ) hàng năm. Những năm hội chính thì phần lễ gồm: Tế lễ của triều đình sau đó là phần lễ của dân. Có 41 làng được rước kiệu từ đình làng mình tới Đền Hùng. Đó là những cuộc hành lễ thể hiện tính tâm linh và nhân văn sâu sắc. Các kiệu đều sơn son thếp vàng, chạm trổ tinh vi, được rước đi trong không khí vừa trang nghiêm vừa vui vẻ với sự tham gia của các thành phần chức sắc và dân chúng trong tiếng chiêng, trống, nhạc bát âm rộn rã một vùng. Phần hội gồm các trò chơi dân gian như đánh vật, đu tiên, ném còn, cờ người, bắn cung nỏ... và đặc biệt là các đêm hát xoan, hát ghẹo - hai làn điệu dân ca độc đáo của vùng đất Châu Phong.


    Mấy nghìn năm trông coi và gìn giữ, đánh giặc và dựng xây, Đền Hùng đã trở thành biểu tượng của tinh thần dân tộc, là cội nguồn của sức mạnh, niềm tin, chói sáng của một nền văn hóa. Từ trong ý thức tâm linh cả dân tộc luôn hướng về:
    "Nước mở Văn Lang xưa.
    Dòng vua đầu viết sử.
    Mười tám đời nối nhau.
    Ba sông đẹp như vẽ
    Mộ cũ ở lưng đồi.
    Đền thờ trên sườn núi.
    Muôn dân đến phụng thờ.
    Khói hương còn mãi mãi".


    Lịch sử như một dòng chảy liên tục. Trải mấy nghìn năm, trước bao biến động thăng trầm, trong tâm thức của cả dân tộc, Đền Hùng vẫn là nơi của bốn phương tụ hội, nơi con cháu phụng thờ công đức Tổ tiên. Không chỉ người Việt chúng ta tự hào về Đền Hùng, mà tìm vào những dòng lưu bút của các đoàn đại biểu quốc tế và bạn bè khắp năm châu bốn biển từng đến thăm viếng Đền Hùng, chúng ta thật sự xúc động khi được biết Đền Hùng và các di tích trên Nghĩa Lĩnh đã làm cho cả thế giới phải cúi đầu vị nể ý thức cội nguồn dân tộc của chúng ta. Nhiều dòng lưu bút thừa nhận. "Đền Hùng là nơi đặt nền móng cho lịch sử Việt Nam... Đền Hùng là một di tích vô giá của nhân dân Việt Nam. Đây là biểu tượng của tổ tiên dân tộc Việt Nam - một dân tộc đã có truyền thống dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm".


    Giải ba: thuộc về Reporter
    với giải thưởng 3.000 điểm ủy thác và 500 điểm PC Point

    Tác phẩm đoạt giải:
    Trích Được post bởi Reporter Xem bài viết

    Đền Hùng
    là tên gọi khái quát tổng thể đền chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh, gắn với lễ hội Đền Hùng được tổ chức tại địa điểm đó hàng năm vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch. Hiện nay, theo các tài liệu khoa học đã công bố đa số đều thống nhất nền móng kiến trúc Đền Hùng bắt đầu được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng. Đén thời Hậu Lê - thế kỷ 15 được xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô như hiện tại.

    - Quần thể di tích Đền Hùng nằm từ chân núi đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh cao 175m (núi có những tên gọi như: Núi Cả, Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn) , thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Trong khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt giáp với những xã thuộc huyện Lâm Thao, Phù Ninh và vùng ngoại ô thành phố Việt Trì, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 10km, khu vực Đền Hùng ngày nay nằm trọng địa phận của kinh đô Phong Châu của quốc gia Văn Lang cổ xưa. Theo cuốn ngọc phả Hùng Vương, đương thời các Vua Hùng đã cho xây dựng điện Kính Thiên tại khu vực núi Nghĩa Lĩnh này.

    - Đền Hùng được bộ văn hóa thông tin xếp hạng là khu di tích đặc biệt của quốc gia vào năm 1962. Đến năm 1967, chính phủ Việt Nam đã quyết định khoanh vùng xây dựng khu rừng cấm Đền Hùng. Ngày mùng 8 tháng 2 năm 1994, thủ tướng chính phủ Việt Nam đã phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể khu di tích lịch sử Đền Hùng lần thứ nhất, tạo tiền đề cho việc đầu tư xây dựng nhiều công trình hạng mục trong khu di tích.

    Ngày mùng 6 tháng 1 năm 2001, chính phủ Việt Nam ban hành nghị định số 82/2001/NĐ-CP, quy định về quy mô, nghi lễ tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương và Lễ Hội Đền Hùng hàng năm. Ngày mùng 10 tháng 3 trở thành ngày quốc lễ, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

    Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã không ngừng lớn mạnh, được thể hiện sâu sắc và rõ nét hơn qua hàng loạt công trình kiến trúc văn hóa đầu tư xây dựng. Nổi bật nhất là từ sau quyết định số 82/2001/QĐ-TTG ngày mùng 30 tháng 3 năm 2004 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển khu di tích lịch sử Đền Hùng đến năm 2015.

    Nhiều công trình tiếp tục được xây dựng tại khu di tích Đền Hùng như đền thờ Lạc Long Quân, đường hành lễ tại trung tâm lễ hội, trụ sở làm việc và nhà tiếp đón khách của khu di tích, đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ... Trước sự phát triển và quy mô ngày càng lớn, đòi hỏi phải có một bộ máy quản lý tương xứng. Ngày 23 tháng 2 năm 2005, UBNN tỉnh Phú Thọ đã ban hành quyết định 525/2005/QĐ-UB về việc nâng cấp ban quản lý khu di tích Đền Hùng thuôc sở văn hóa thông tin Phú Thọ thành khu di tích lịch sử Đền Hùng trực thuộc UBNN tỉnh.

    - Các di tích chính:

    Cổng dẫn lên khu di tích Đền Hùng

    1. Đền Hạ: Tương truyền là nơi Âu cơ...sinh hạ bọc trăm trứng, sau nở 100 người con.

    Đền Hạ
    2. Nhà Bia: nhà bia nằm ngay cạnh Đền Hạ có kiến trúc hình lục giác với 6 mái. Trong này đặt tấm bia khắc dòng chữ quốc ngữ "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Đây là câu nói nổi tiếng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh trong chuyến thăm Đền Hùng ngày 19 tháng 9 năm 1954.
    3. Chùa Thiên Quang: còn gọi là Thiên quang thiền tự, tọa lạc gần Đền Hạ.
    4. Đền Trung: Tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc Hầu, Lạc Tướng du ngoạn Nghĩa Lĩnh ngắm cảnh và họp bàn việc nước.

    Đền Trung
    5. Đền Thượng: Đền được đặt trên đỉnh núi, nơi ngày xưa theo truyền thuyết các Vua Hùng thường lên tiến hành các nghi lễ, tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh. Ngoài cổng đền có dòng đại tự "Nam Việt Triệu Tổ" (Tổ Tiên của Việt Nam)

    Đền Thượng
    6. Cột Đá Thề: Bên phía tay trái Đền Thượng có một cột đá gọi là Cột Đá Thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước mà Hùng Vương trao lại và đời đời hương khói trông nom miếu vũ họ Vương.
    7. Lăng Hùng Vương: Tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông Đền Thượng, mặt quay theo hướng đông nam. Xưa đây là một mộ đất, thời Tự Đức năm thứ 27 (năm 1870) đã cho xây mộ dựng lăng. Thời Khải Định tháng 7 (năm 1922) trùng tu lại.
    8. Đền Giếng: Tương truyền là nơi Công Chúa Tiên Dung và Công Chúa Ngọc Hoa (con gái của Vua Hùng thứ 18) thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này. Đền được xây dựng vào thế kỷ thứ 18.

    Đền Giếng
    9. Đền Tổ Mẫu Âu Cơ: Là một ngôi đền mới, được bắt đầu xây dựng vào năm 2001 và khánh thành tháng 12 năm 2004. Đền được xây dựng trên núi Ốc Sơn (núi vặn).

    - Khu di tích lịch sử Đền Hùng bao gồm 4 đền chính là Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng và Đền Giếng. Từ những bậc đầu tiên dưới chân núi, du khách sẽ qua cánh cổng, bước nhiều bậc đá lên thắp hương và thăm thú các đền, kết thúc tại Đền Thượng trên đỉnh Nghĩa Lĩnh, nơi có lăng mộ Vua Hùng thứ 6.

    - Văn học dân gian Việt Nam nói về Lễ Hội Đền Hùng như sau:

    Dù ai đi ngược về xuôi
    Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba


    Lễ hội Đền Hùng còn gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam, tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các Vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc. Lễ hội được diễn ra vào ngày mùng 10 tháng 3 (Âm lịch) tuy nhiên lễ hội thực chất đã diễn ra từ hàng tuần trước đó với những phong tục như đâm đuống (đánh trống đồng) của dân tộc Mường, hành hương tưởng niệm các Vua Hùng, và kết thúc vào ngày mùng 10 tháng 3 (Âm lịch) với lễ rước kiệu và dâng hương trên Đền Thượng. Lễ hội Đền Hùng được Nhà Nước Xã Hội CHủ Nghĩa Việt Nam nâng lên thành Giỗ Quốc Tổ tổ chức vào những năm chẵn.

    Có hai lễ được cử hành cùng thời điểm ngày chính hội:

    1. Lễ rước kiệu vua: Đám rước kiệu với màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới Đền Thượng nơi làm lễ dâng hương. Đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá dưới những tán lá cây để tới đỉnh núi thiêng.
    2. Lễ dâng hương: Người hành hương tới Đền Hùng chủ yếu vì nhu cầu đời sống của tâm linh. Mỗi người đều thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những lời tâm niệm của mình với Tổ Tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.

    Phần hội có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan tức hát ghẹo, một hình thức dân ca đặc biệt của Phú Thọ, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các Vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.

    Từ năm 2001, Giỗ Tổ Hùng Vương trở thành quốc lễ. Từ ngày mùng 10 tháng 3 năm 2007 - Âm lịch hàng năm là ngày nghỉ lễ. Lễ hội Đền Hùng những năm lẻ sẽ do tỉnh Phú Thọ đứng ra tổ chức. Các năm chẵn sẽ có quy mô ở các cấp trung ương. Lễ hội Đền Hùng không chỉ diễn ra ở các khu di tích lịch sử Đền Hùng Phú Thọ mà sẽ diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước như Thành Phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng...

    Theo nghị định 82/2001/NĐ-CP về việc quy ước Lễ Hội Đền Hùng thì:


    • Năm chẵn: là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là "0", "Năm tròn" là số năm kỷ niệm có chữ cuối cùng là "5". Trung ương bộ văn hóa - thể thao và du lịch cùng UBNN tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội, mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính Phủ, Ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự lễ đang hương.
    • Năm lẻ: là số năm kỷ niệm các chữ số cuối cùng còn lại. UBNN tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội, mời lãnh đạo Bộ Văn Hóa - Thông tin dự lễ dâng hương và tổ chức các hoạt động trong lễ hội.


    Ngoài ra, Trống Đồng mang tên Trống Hy Cương được tìm thấy ở xã Hy Cương ngay phía chân núi Nghĩa Lĩnh ngày mùng 7 tháng 8 năm 1990 khi một gia đình đào hố tôi vôi. Trống khá nguyên vẹn, có đường kính mặt 93cm và chiều cao 70cm, là trống đồng Đông Sơn có kích thước lớn nhất trong tổng số trống Đông Sơn đã biết ở Việt Nam và Đông Nam Á. Trống có hoa văn trang trí phong phú và cách điệu hóa cao độ, trong đó có các loại hoa văn chủ đạo như hình ngôi sao 12 cánh có đường kính đến 20cm, 8 con chim lạc đà dài 15cm bay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, hình người hóa trang cách điệu chỉ có mắt và lông công, thuyền... Có thể quanh Hy Cương còn nhiều trống đồng chưa được phát hiện ra, nhưng với việc phát triển trống lớn như một bằng chứng khảo cổ tại chân núi Nghĩa Lĩnh, cho thấy vị trí đặc biệt của Hy Cương và Đền Hùng trong lịch sử dân tộc ( trống lớn thường thuộc sở hữu của một vị tù trưởng hoặc thủ lĩnh rất lớn), là một trong những minh chứng khẳng định tính lịch sử của huyền thoại các Vua Hùng. Trống hiện được lưu giữ trong bảo tàng Hùng Vương với số đăng ký ĐH 2012 (theo số mới), số cũ là 1549.

    - Công lao của Vua Hùng:

    Mẹ tiên Âu Bố rồng Lạc - khởi nguyên thần thoại dân tộc Việt Nam, nhưng Âu Việt miền đồi gò thung lũng kết hợp với Lạc Việt miền sông núi biển cả để trở thành Âu - Lạc và miền đất Tổ, xuất phát điểm địa lý của sự hình thành. Nhà nước của người Việt cổ là một hiện thực. Chuyện Hùng Vương kén rể, chuyện tình của Sơn Tinh tức thần núi Tản, của Thủy Tinh thần nước với Mỵ Nương công chúa là huyền thoại... cũng là huyền thoại khi tổ tiên ta nhìn những ngọn đồi trung du thành 99 con voi về chầu đất Tổ.

    Nhưng sự dựng nghiệp nước của các Vua Hùng, sự nghiệp chống ngoại xâm giữ nước của Việt cổ lại là sự thật lịch sử rõ ràng. Sự thực đó hiển hiện qua hàn trăm di chỉ đồ đá, đồ đồng, đồ sắt sớm được phát hiện và khai quật bao năm qua trên miền đất Tổ. Và những chiếc cuốc đá, rìu sắt, lưỡi cày, lưỡi hái đồng thau... cùng bao vòng tay hạt chuỗi, khuyên tai đá, ngọc đứng xếp hàng trong nhà bảo tàng đất Tổ - Vua Hùng là những vật minh chứng cho cả một chặng đường dài lịch sử và thiên niên kỷ trước công nguyên. Công việc của các nhà khoa học là "Giải ảo hiện thực" như cách nói của giáo sư sử học Trần Quốc Vượng - để phục chế lại sự thực lịch sử khách quan thời đại của các Vua Hùng. Còn dân gian xưa thì nội tâm hóa mọi nghiệm sinh lịch sử đề qua cái nhìn huyền thoại, huyền tích mà xuất lộ những câu chuyện truyền khẩu để đời.

    Trong các truyền thuyết của người Việt có rất nhiều truyền thuyết liên quan đến thời đại của các Vua Hùng được truyền lại trong dân gian đến nay. Đó là Chuyện Vua Hùng kén rể, chuyện nàng Công chúa Tiên Dung với chàng trai nghèo Chử Đồng Tử, là sự tích Bánh Chưng, bánh dày gắn với tích Hùng Vương chọn người truyền ngôi báu... Nhưng cùng với những truyền thuyết đó là những trang sử được ghi lại "Thời Trang Vương nhà Chu Năm 692-682 TCN, ở bộ Gia Ninh có dị nhân dùng yêu thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, truyền 18 đời đều gọi là Hùng Vương" (Đại Việt sử lược). Trong Đại Nam nhất thống chí - Quốc sử quán Triều Nguyễn cũng thấy chép rằng, Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu, nay là huyện Bạch Hạc.

    Từ ngày Cách mạng tháng tám thành công, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt coi trọng việc đầu tư cho các công trình nghiên cứu khảo cổ học để tìm ra những bằng chứng đích thực của buổi đầu dựng nước. Nhiều công trình đã chứng minh được rằng, từ ngàn năm trước, dải đất từ Việt trì đến Đền Hùng và một số địa danh phụ cận là đất phát tích của người Việt Nam. Nơi đây đã tìm ra đời một kinh đô đầu tiên, nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và Đền Hùng là nơi thờ tự 18 đời Vua Hùng theo tín ngưỡng thờ cúng Tổ Tiên của người Việt. Mỗi địa danh trên đất Phú Thọ, đặc biệt là dải đất từ Việt Trì đến Đền Hùng đều có tên gọi gắn liền với một tích cổ thời Hùng Vương. Tích Vua Hùng chọn đất đóng đô ở Bạch Hạc, nơi hội tụ của 3 con sông, cửa ngõ giao lưu với đường thủy. Mùa xuân hằng năm trên bến sông này lại có hội bơi chải diễn lại tích "Thổ Lệnh Thạch Khanh" từ thời nhà Hùng. Tích Vua Hùng dạy dân cấy lúa được thể hiện lại ở Minh Nông, Đất Dữu Lâu có vườn trầu của nhà Vua, Đất Hương Trầm gắn liền với tích về một cánh đồng, nơi Hoàng Tử Lang Liêu trông lúa thơm làm bánh chưng, bánh dày...

    Có thể thấy, khi đặt các tích cổ và các công trình khảo cổ khoa học về Đền Hùng và những vùng đất lân cận bên cạnh nhau, thêm một lần chúng ta có cơ sở để công nhận Đền Hùng là Đất Tổ của người Việt. Và cũng có thể nhận định, Đền Hùng là một khu di tích chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc về cội nguồn của dân tộc Việt ta. Tín Ngưỡng thờ cúng Tổ Tiên bền vững và sống mãi trong tâm thức của 54 đồng bào các dân tộc Việt Nam, truyền từ đời này sang đời khác, qua các Triều đại Đinh, Lý, Trần, Lê... Đã làm lên sức mạnh phi thường của cả dân tộc suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Thời nhà Lê đã phong cho làng Cổ Tích, xã Hy Cương làm "con trưởng tạo lệ", cho miễn các thứ thuế, chỉ đầu tư trông non thờ cúng Hùng Vương vào ngày mùng 3 tháng 10 - Âm lịch hàng năm. Chính cái hay cái đẹp khi hành hương về Đất Tổ ngày mùng 10 tháng 3, khi trở về "cội nguồn dân tộc" là như vậy. Ta đi thăm Đền Thượng, Đền Trung, Đền Hạ, Đền Giếng... Ta nhìn ngắm vùng ngã ba sông hoành tráng, những núi đồi như bát úp ở trung du... Ta tìm cái thực mà cứ ngỡ nhơ trong mơ, ta đặt chân nên tảng nền Đất Tổ nhưng tâm ta lại được hòa trong khói hương huyền thoại. Và cũng vẫn còn đó âm vang lời Bác Hồ kính yêu dặn đoàn quân chiến thắng về tiếp quản Thủ Đô tại Đền Hùng ngày 19 tháng 9 năm 1954 "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".



    Reporter - Quyền Lực



    Lưu ý: Để nhận thưởng các bạn vui lòng dùng tài khoản diễn dàn đoạt giải trên xác nhận tài khoản theo mẫu dưới đây:

    Tên nhân vật nhận thưởng:
    Server chơi:
    Giải thưởng:

  2. #2
    Thành Viên Guild MANUFC
    Guild MANUFC
    9Life's Avatar
    Ngày tham gia
    Aug 2013
    Địa điểm
    Manchester United
    Bài viết
    1,906
    Like
    321
    Được Like 83 lần trong 75 bài
    Tên nhân vật nhận thưởng: TongDaChu
    Server chơi: Huyền Thoại
    Giải thưởng: Giải nhì Event Nhớ ơn Vua Hùng

  3. #3
    LĐTC Guild Driver
    Guild Driver
    Reporter's Avatar
    Ngày tham gia
    Feb 2014
    Địa điểm
    Một Thời Để Nhớ
    Bài viết
    1,094
    Like
    44
    Được Like 193 lần trong 143 bài
    Tên nhân vật nhận thưởng: Reporter
    Server chơi: Quyền Lực
    Giải thưởng:
    Giải ba Event Nhớ ơn Vua Hùng

  4. #4
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Dec 2012
    Địa điểm
    Ở đâu còn lâu mới nói
    Bài viết
    1,252
    Like
    154
    Được Like 146 lần trong 91 bài
    Tên nhân vật nhận thưởng: Shinji
    Server chơi: Quyền Lực
    Giải thưởng:
    Giải nhất Event Nhớ ơn Vua Hùng

  5. #5
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2014
    Bài viết
    23
    Like
    0
    Được Like 0 lần trong 0 bài
    ax 4sv có 3 giải thôi ah. Bèo vậy ADM
    có 5 bài thì trao hết luôn đê ADM
    Với lại bài đạt giải mà không thấy post lên làm sao ae tin tưởng được đây?
    Sẽ có người nghĩ các bạn được giải là do quen biết ADM thôi

  6. #6
    Tư Lệnh Quân Đoàn
    Guest
    Trích Được post bởi hunterskip1 Xem bài viết
    ax 4sv có 3 giải thôi ah. Bèo vậy ADM
    có 5 bài thì trao hết luôn đê ADM
    Với lại bài đạt giải mà không thấy post lên làm sao ae tin tưởng được đây?
    Sẽ có người nghĩ các bạn được giải là do quen biết ADM thôi
    Cơ cấu giải thưởng đã công bố từ trước rồi bạn nhé, để các bài đoạt giải bạn bấm vào phần "Bấm vào đây xem toàn bộ nội dung" sẽ thấy

  7. #7
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Feb 2014
    Bài viết
    99
    Like
    0
    Được Like 4 lần trong 3 bài
    Bài thứ nhất làm gì đủ 1000 từ nhỉ

  8. #8
    LĐTC Guild Driver
    Guild Driver
    Reporter's Avatar
    Ngày tham gia
    Feb 2014
    Địa điểm
    Một Thời Để Nhớ
    Bài viết
    1,094
    Like
    44
    Được Like 193 lần trong 143 bài
    Hix kiếm 1500PC thì ngon quá

  9. #9
    LĐTC Guild 1stVipTN
    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    944
    Like
    4
    Được Like 53 lần trong 41 bài
    Trích Được post bởi tim2491 Xem bài viết
    Tên nhân vật nhận thưởng: Shinji
    Server chơi: Quyền Lực
    Giải thưởng:
    Giải nhất Event Nhớ ơn Vua Hùng

    mua pcp cua ban , ban ko

  10. #10
    LĐTC Guild 1stVipTN
    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    944
    Like
    4
    Được Like 53 lần trong 41 bài
    mua 1500pcp= 300k the , ban co the pm GALAXYS4 trong game , hoac 0977 245 333

Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của bạn
  •