blue87
18-04-2011, 01:23 PM
Cu Vũ cúi xuống nhặt từng quyển vở lên, tai nó vẫn văng vẳng tiếng mẹ: “Mày không phải con tao! Mày không phải con tao…”.
Đang chơi ngoài sân cùng bạn bè, Vũ thấy tiếng mẹ gọi lớn: “Vũ đâu? Vào đây ngay! Vào đây ngay”. Nghe chừng giọng mẹ đang rất giận dữ, Vũ chạy vội vào nhà, chưa kịp nhìn thấy mẹ đâu thì từng quyển sách, quyển vở của mình cứ thế vèo vèo bay ra, quyển đập vào mặt, vào đầu… Vũ, rồi nằm la liệt, tứ tung dưới đất. Tờ giấy kiểm tra điểm kém cũng nằm chen lẫn giữa đống hỗn độn đó.
Dường như đã nhận ra điều gì làm mẹ tức giận, Vũ khép nép vòng tay đứng ở mép cửa lí nhí: “Con xin lỗi mẹ!”. Sự ăn năn của Vũ dường như không làm nguôi cơn giận của mẹ mà ngược lại nó như đổ thêm dầu vào lửa. Mẹ cu Vũ tiến lại gần chỗ con, vừa lấy tay tét vào mông con vừa quát cho hả cơn giận: “Xin lỗi cái gì? Xin lỗi bao nhiêu lần rồi. Mày học hành thế này hả con? Này thì ham chơi. Chỉ có ham chơi là giỏi thôi”…
Vì muốn con học hành không thua kém bạn bè, chị Mai đã tìm thầy giỏi nhất, đăng kí cho con theo học. Nghe ai đồn thầy dạy giỏi là chị lập tức thăm dò, nều thấy con cái người giới thiệu học hành tiến bộ, chị lập tức cho con đổi thầy. Bởi thế trong vòng một tháng, cu Vũ mới học chương trình lớp 4 thôi nhưng đã thay đổi tới gần chục thầy giáo dạy bồi dưỡng. Để con đủ sức lực học hành, chị không quên bổ sung lượng thức ăn giàu chất dinh dưỡng, phát triển não bộ… Thế nhưng sau nửa học kì, khi trông thấy bài kiểm tra khảo sát con làm nhận được điểm 7, thì chị sụp đổ. Mọi nỗ lực, công lao của chị mong con học giỏi điểm cao dường như đổ xuống sông, xuống biển.
Chị tức giận vì đã bao lần bảo con cố gắng, bao lần nghe con xin lỗi vì bị điểm kém so với tiêu chuẩn trong khi vừa ngồi vào bàn học, bạn bè cùng xóm mà rủ chơi là nó bỏ cả sách vở, bài tập đang làm giở để ùa vào đám bạn. Cứ nhìn vào mấy bài kiểm tra gần đây thì sức học của cu Vũ ngày càng sút kém, điểm bài kiểm tra sau lại thấp hơn bài kiểm tra trước. Hỏi con nguyên nhân thì con chỉ nói độc mỗi câu: “Con xin lỗi mẹ!”. Lần này, cảm giác bất lực vì mọi sự cố gắng của mình đều bị con đạp đổ, chị buông câu nói mà không nghĩ ngợi gì: “Mày không phải con tao! Con tao không ngu muội như thế!”.
Nghe mẹ nói, cu Vũ vốn đang xoay vòng để tránh những cái tét của mẹ thì đứng khựng lại. Nó đứng im cho mẹ nó thỏa sức tét vào mông nó. Nước mắt nó cứ thế lăn dài trên má. Chị Mai đánh đòn con xong vẫn chưa nguôi cơn giận, không để ý đến thái độ của con, chị đi thẳng vào phòng.
Cu Vũ ở lại, cúi xuống nhặt từng quyển vở lên, tai nó vẫn văng vẳng tiếng mẹ: “Mày không phải con tao! Mày không phải con tao…”.
Tối hôm đó, Vũ nằm lì trong phòng, bố gọi mãi cũng không xuống ăn cơm, chị Mai những tưởng con xấu hổ vì bị đánh đòn do tội học dốt nên vẫn cố tỏ thái độ trừng phạt để mong con cố gắng hơn. Thế nhưng đến đêm, khi đèn điện đã tắt tối om, ngủ được một giấc dài thì chị nghe tiếng khóc ri rỉ phát ra từ phòng con. Chạy vội sang, thì chị thấy cu Vũ ngồi nép vào mép giường, bó gối, gục mặt xuống khóc. Mẹ hỏi gì Vũ cũng không nói, chỉ khóc và khóc. Những ngày sau đó, Vũ lầm lũi như một cái bóng, đi học về là vào phòng đóng kín cửa, học bài, không cười nói, không nô đùa cùng chúng bạn.
Phát hoảng vì thái độ của con, chị Mai bèn đưa con tới bác sĩ tâm lí thì được bác sĩ cho biết cu Vũ đang trải qua một cú sốc lớn về tâm lí. Bác sĩ cũng chưa biết nguyên nhận vì dò hỏi gì cu Vũ cũng im lặng. Nghe chị Mai kể lại câu chuyện, bác sỹ khẳng định chính câu nói cuối cùng là mấu chốt khiến Vũ đột nhiên trở nên lầm lì.
Cha mẹ trong quá trình nuôi dạy con cái, đôi khi không thể tránh khỏi những lúc con làm cho phật lòng, dẫn đến nóng giận mà vô tình buông những lời nói làm tổn thương sâu sắc con trẻ. Cha mẹ nên biết rằng tâm hồn con trẻ như tờ giấy trắng, luôn tin vào những gì cha mẹ nói. Do đó dù cha mẹ nói không đúng sự thật trong lúc giận dữ thì những câu nói vô tình của cha mẹ trẻ đều cho là đúng và trẻ sẽ bị tổn thương tâm lí nặng nề.
Vẫn biết sự giận dữ là khó kiềm chế, nhất là khi con cái không vâng lời, nhưng cha mẹ thay vì nổi giận hãy dùng biện pháp uốn nắn từ từ để con vẫn cảm nhận được việc mình làm mà không bị tổn thương về mặt tình cảm và tâm lí, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống tinh thần của trẻ.
Đang chơi ngoài sân cùng bạn bè, Vũ thấy tiếng mẹ gọi lớn: “Vũ đâu? Vào đây ngay! Vào đây ngay”. Nghe chừng giọng mẹ đang rất giận dữ, Vũ chạy vội vào nhà, chưa kịp nhìn thấy mẹ đâu thì từng quyển sách, quyển vở của mình cứ thế vèo vèo bay ra, quyển đập vào mặt, vào đầu… Vũ, rồi nằm la liệt, tứ tung dưới đất. Tờ giấy kiểm tra điểm kém cũng nằm chen lẫn giữa đống hỗn độn đó.
Dường như đã nhận ra điều gì làm mẹ tức giận, Vũ khép nép vòng tay đứng ở mép cửa lí nhí: “Con xin lỗi mẹ!”. Sự ăn năn của Vũ dường như không làm nguôi cơn giận của mẹ mà ngược lại nó như đổ thêm dầu vào lửa. Mẹ cu Vũ tiến lại gần chỗ con, vừa lấy tay tét vào mông con vừa quát cho hả cơn giận: “Xin lỗi cái gì? Xin lỗi bao nhiêu lần rồi. Mày học hành thế này hả con? Này thì ham chơi. Chỉ có ham chơi là giỏi thôi”…
Vì muốn con học hành không thua kém bạn bè, chị Mai đã tìm thầy giỏi nhất, đăng kí cho con theo học. Nghe ai đồn thầy dạy giỏi là chị lập tức thăm dò, nều thấy con cái người giới thiệu học hành tiến bộ, chị lập tức cho con đổi thầy. Bởi thế trong vòng một tháng, cu Vũ mới học chương trình lớp 4 thôi nhưng đã thay đổi tới gần chục thầy giáo dạy bồi dưỡng. Để con đủ sức lực học hành, chị không quên bổ sung lượng thức ăn giàu chất dinh dưỡng, phát triển não bộ… Thế nhưng sau nửa học kì, khi trông thấy bài kiểm tra khảo sát con làm nhận được điểm 7, thì chị sụp đổ. Mọi nỗ lực, công lao của chị mong con học giỏi điểm cao dường như đổ xuống sông, xuống biển.
Chị tức giận vì đã bao lần bảo con cố gắng, bao lần nghe con xin lỗi vì bị điểm kém so với tiêu chuẩn trong khi vừa ngồi vào bàn học, bạn bè cùng xóm mà rủ chơi là nó bỏ cả sách vở, bài tập đang làm giở để ùa vào đám bạn. Cứ nhìn vào mấy bài kiểm tra gần đây thì sức học của cu Vũ ngày càng sút kém, điểm bài kiểm tra sau lại thấp hơn bài kiểm tra trước. Hỏi con nguyên nhân thì con chỉ nói độc mỗi câu: “Con xin lỗi mẹ!”. Lần này, cảm giác bất lực vì mọi sự cố gắng của mình đều bị con đạp đổ, chị buông câu nói mà không nghĩ ngợi gì: “Mày không phải con tao! Con tao không ngu muội như thế!”.
Nghe mẹ nói, cu Vũ vốn đang xoay vòng để tránh những cái tét của mẹ thì đứng khựng lại. Nó đứng im cho mẹ nó thỏa sức tét vào mông nó. Nước mắt nó cứ thế lăn dài trên má. Chị Mai đánh đòn con xong vẫn chưa nguôi cơn giận, không để ý đến thái độ của con, chị đi thẳng vào phòng.
Cu Vũ ở lại, cúi xuống nhặt từng quyển vở lên, tai nó vẫn văng vẳng tiếng mẹ: “Mày không phải con tao! Mày không phải con tao…”.
Tối hôm đó, Vũ nằm lì trong phòng, bố gọi mãi cũng không xuống ăn cơm, chị Mai những tưởng con xấu hổ vì bị đánh đòn do tội học dốt nên vẫn cố tỏ thái độ trừng phạt để mong con cố gắng hơn. Thế nhưng đến đêm, khi đèn điện đã tắt tối om, ngủ được một giấc dài thì chị nghe tiếng khóc ri rỉ phát ra từ phòng con. Chạy vội sang, thì chị thấy cu Vũ ngồi nép vào mép giường, bó gối, gục mặt xuống khóc. Mẹ hỏi gì Vũ cũng không nói, chỉ khóc và khóc. Những ngày sau đó, Vũ lầm lũi như một cái bóng, đi học về là vào phòng đóng kín cửa, học bài, không cười nói, không nô đùa cùng chúng bạn.
Phát hoảng vì thái độ của con, chị Mai bèn đưa con tới bác sĩ tâm lí thì được bác sĩ cho biết cu Vũ đang trải qua một cú sốc lớn về tâm lí. Bác sĩ cũng chưa biết nguyên nhận vì dò hỏi gì cu Vũ cũng im lặng. Nghe chị Mai kể lại câu chuyện, bác sỹ khẳng định chính câu nói cuối cùng là mấu chốt khiến Vũ đột nhiên trở nên lầm lì.
Cha mẹ trong quá trình nuôi dạy con cái, đôi khi không thể tránh khỏi những lúc con làm cho phật lòng, dẫn đến nóng giận mà vô tình buông những lời nói làm tổn thương sâu sắc con trẻ. Cha mẹ nên biết rằng tâm hồn con trẻ như tờ giấy trắng, luôn tin vào những gì cha mẹ nói. Do đó dù cha mẹ nói không đúng sự thật trong lúc giận dữ thì những câu nói vô tình của cha mẹ trẻ đều cho là đúng và trẻ sẽ bị tổn thương tâm lí nặng nề.
Vẫn biết sự giận dữ là khó kiềm chế, nhất là khi con cái không vâng lời, nhưng cha mẹ thay vì nổi giận hãy dùng biện pháp uốn nắn từ từ để con vẫn cảm nhận được việc mình làm mà không bị tổn thương về mặt tình cảm và tâm lí, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống tinh thần của trẻ.