PDA

View Full Version : nấu ăn – nghề của những người thợ chân chính



tinnypro
27-08-2013, 12:42 AM
Làm thầy hay làm thợ không quan trọng. Quan trọng là có việc làm phù hợp, còn hơn chạy đôn chạy đáo vì những hư danh ảo.
Báo Thanh Niên (tháng 5/2013) đưa tin các trường trung cấp nghề và trường dạy nghề vắng vẻ học viên, dù cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên xem ra khá đầy đủ. Trong khi đó nhiều em sinh viên vùng xa đang tập trung quá nhiều vào các trường cao đẳng và đại học với các chương trình học, và học phí cao ngất…

http://i1287.photobucket.com/albums/a631/tinnypro/N1EA5u-1030n-Ngh1EC1-c1EE7a-nh1EEFng-ng1B001EDDi-th1EE3-chacircn-chiacutenh-1_zps1c52a51c.png (http://s1287.photobucket.com/user/tinnypro/media/N1EA5u-1030n-Ngh1EC1-c1EE7a-nh1EEFng-ng1B001EDDi-th1EE3-chacircn-chiacutenh-1_zps1c52a51c.png.html)
Thực tế là hiện nay phần lớn các gia đình và bản thân các sinh viên đều thích chọn những ngành có vẻ “sang sang”, được làm việc ở văn phòng, chứ không mấy người mặn mà với việc học nghề. Rất nhiều em chen nhau học kế toán, luật, quản trị kinh doanh, ngân hàng…nhưng khi ra trường rất khó khăn tìm được việc làm bởi xã hội đã bão hòa, và bởi hàng loạt doanh nghiệp đã giải thể.
Như vậy giấc mộng “làm thầy” gần như tan biến. Hoặc phải làm tạm những nghề khác để chờ đợi, có khi đổi nghề luôn mà sống. Chưa kể, nhiều trường tại TP.HCM bây giờ cũng tuyển sinh dễ dãi vì thiếu chỉ tiêu, học viên điểm thấp lè tè cũng được tuyển vào, học hành lớt phớt rồi cũng có bằng cấp, rồi có tìm việc được hay không thì học viên ráng chịu. Cho nên cầm cái bằng cấp của những ngành “thời thượng” nhưng không có gì bảo đảm sẽ thành công sau này.
Trong khi đó, công cuộc xây dựng đất nước có nhu cầu rất lớn về “thợ”, rất cần những thợ tay nghề cao, chuyên môn giỏi. Kỹ thuật điện, điện tử, điện gia dụng, thợ nấu bếp, xây dựng, thực phẩm, may mặc, bác sĩ máy tính v.v… đều có cơ hội việc làm cao.
Làm thầy hay làm thợ không quan trọng. Quan trọng là có việc làm phù hợp, còn hơn chạy đôn chạy đáo vì những hư danh ảo. Nhiều người thành danh và khá giả nhờ tay nghề kỹ thuật cao được đào tạo bài bản từ các trường dạy nghề chứ không phân biệt thầy hay thợ. Tôi có cô em họ, thằng con trai của cô không chịu thi đại học nào hết mà nằng nặc đòi học làm bếp. Nghe cô rầy la nó hoài, tôi bèn can thiệp, bảo cô cứ cho nó sống đúng với bản chất, năng khiếu, vì tôi nhớ hồi nhỏ nó thường say mê nấu nướng.

http://i1287.photobucket.com/albums/a631/tinnypro/ngh1EC1-n1EA5u-1030n_zps8efd667c.png (http://s1287.photobucket.com/user/tinnypro/media/ngh1EC1-n1EA5u-1030n_zps8efd667c.png.html)

Quả vậy, sau khi nó đăng ký khóa học lớp Bếp Á tại trường Hướng Nghiệp Á Âu và vào làm một nhà hàng Nhật, tìm tòi học hỏi, được ông đầu bếp người Nhật thương mến, nhận thấy có năng lực làm việc nên nhận làm phụ tá và truyền kinh nghiệm. Mới vài năm mà lương của nó đã tròm trèm 10 triệu đồng mỗi tháng. Mẹ nó giờ hết rầy mà…khoe.
Kinh tế khó khăn, gia đình có con đi học càng khó khăn hơn, vì phải thắt lưng buộc bụng, đi mượn, đi vay cho con đóng học phí, sinh hoạt. Vì vậy niềm hy vọng trút hết vào con. Nhưng nỗi thất vọng sẽ lớn hơn khi nó không tìm được việc làm hoặc làm việc khác với ngành đã học. Nên chăng đừng quá ảo tưởng vào những chức danh mà cần nhìn thẳng vào năng khiếu của con mình và vào thực tế xã hội để tìm ngành học và nơi học vừa sức, phù hợp. Khi người ta yêu nghề, làm đúng sở trường thì khả năng thành công và hạnh phúc lớn hơn.Nếu chọn không đúng thì loay hoay cũng sẽ đổi nghề, sẽ trở lại với năng khiếu của mình. Nghề nào kiếm được đồng tiền chân chính thì hạnh phúc sẽ lâu bền. Hạnh phúc không chỉ là thu nhập cao hay thấp, mà còn là sự hòa thuận, an vui trong gia đình và theo đuổi niềm đam mê của chính mình.

caheo
27-08-2013, 12:48 AM
hay upppppp cho phát

Xếp Hình
27-08-2013, 03:57 AM
hay upppppp cho phát