PDA

View Full Version : “Hiệp sĩ” cứu phim Tết khỏi mác thảm họa



Bristback
13-01-2013, 02:50 PM
Sẽ khó để khen Hiệp sĩ guốc vông là phim hay nhưng chí ít, phim vẫn đầy tính nhân văn và có tính thời sự nóng hổi khi đề cập đến những vấn đề đang được cả dư luận quan tâm. Dàn diễn viên hài gạo cội cũng được tiết chế để phim bớt nhảm.

Một câu chuyện thời sự và nhân văn

Tại buổi công chiếu Hiệp sĩ guốc vông tối 9/1, khi xem đến cái kết nhiều người tỏ ra bất ngờ vì hóa ra, toàn bộ câu chuyện được đề cập trong phim chỉ là sách vở. Nó giống như một sản phẩm của trí tưởng tượng về ao ước có một người anh hùng giống như trong các câu chuyện xưa “giữa đường thấy sự bất bằng chẳng tha”. Thế nhưng, trong câu chuyện tưởng chừng hão huyền đó, lại gắn liền với tính thời sự với những vấn nạn đang rất nhức nhối trong xã hội.


http://img-hn.24hstatic.com:8008/upload/1-2013/images/2013-01-11/1357878251-hiep-si-guoc-vong-7.jpg (http://www.24h.com.vn/phim-tet-2013-c74e2027.html)

Với hàng loạt các vụ cướp giật được báo chí đăng tải suốt thời gian qua, sự ra đời của Hiệp sĩ guốc vông giống như một liều thuốc đánh trúng tâm lý dư luận. Thông tin phim tet (http://www.24h.com.vn/phim-tet-2013-c74e2027.html) 2013. Tất nhiên, hình ảnh của người “hiệp sĩ” trên phim với những anh hùng giản dị ngoài đời thường không giống nhau nhưng nó vẫn có những điểm chung. Đó là tấm lòng hào hiệp, trượng nghĩa khi sẵn sàng ra tay cứu giúp những người bị cướp giật, hoạn nạn.

Theo tác giả kịch bản, đạo diễn, NSUT Chánh Tín chia sẻ thì bộ phim này được ông ấp ủ đã 10 năm nay. Câu chuyện trong phim được lấy ý tưởng từ hình tượng người cha của ông với biệt danh “Nhạn trắng Cà Mau”. Đó là người chuyên làm việc nghĩa, hào hiệp với võ nghệ cao cường từng nổi danh xứ Nam Kỳ từ những năm trước cách mạng tháng 8.

Khi hành thiện, ông Chánh Minh – cha của NSUT Chánh Tín vẫn thường mặc áo bà ba trắng, bên trong giấu một loại binh khí đặc biệt và mang đôi guốc vông. Một điều vô cùng thú vị đó là đôi guốc vông mà Nguyễn Phi Hùng mang trong phim cũng chính là “báu vật” gia truyền của gia đình NSUT Nguyễn Chánh Tín. Vì thế, trong quá trình làm phim, cả đoàn, đặc biệt là Nguyễn Phi Hùng rất trân trọng và gìn giữ đôi guốc này.


http://img-hn.24hstatic.com:8008/upload/1-2013/images/2013-01-11/1357878251-hiep-si-guoc-vong-3.jpg (http://www.24h.com.vn/phim-tet-2013-c74e2027.html)

Hình tượng người cha đã được NSUT Chánh Tín gửi gắm trọn vẹn vào Nguyễn Phi Hùng. Trong phim, ông tạo ra vô số các tình huống để người hiệp sĩ đội nón lá, mặc áo bà ba trắng có cơ hội xả thân cứu đời. Thông tin viet nam idol (http://www.24h.com.vn/vietnam-idol-2013-c73e2285.html). Vì thế, ngay từ phân cảnh đầu tiên hiệp sĩ đã ra tay cứu cô gái bán vé số bị nhóm côn đồ bắt nạt. Và theo mạch chuyện đó, hàng loạt các tình tiết được tạo dựng theo một sợi dây xuyên suốt.

Đó là hành động đánh trả nhóm du côn khi chúng trọc ghẹo một cô gái, là hành động giúp những người bị cướp đồ giành lại những món đồ đã mất… Đặc biệt, vị hiệp sĩ này cũng sẵn sàng lấy của người giàu, chia cho người nghèo. Đó là những người lao công, những bác xe ôm, những người bán trái cây dạo.

Chi tiết người nghệ sĩ già hoảng hốt khi nhận được số tiền quá lớn từ một người không biết mặt đã đẩy tính nhân văn và ý nghĩa của bộ phim một cách sâu sắc. Và có một điểm chung trong tất cả những hành động ấy đó là hiệp sĩ luôn hành động âm thầm và không mong muốn nhận sự đền đáp.

Cao trào nhất đó là khi người anh hùng này cùng với những người mà anh từng giúp đỡ cùng vào cuộc để giải thoát cho cô gái bán vé số bị bắt làm con tim. Với những tình tiết cao trào, nghẹt thở nhưng vẫn gây cười trong cuộc chiến cá nhân này họ còn vạch trần được âm mưu và tội ác của một hang ổ tội phạm khét tiếng.

Hình tượng của người hiệp sĩ trong cuốn tiểu thuyết và nhà văn ngoài đời ở cuối bộ phim cũng có nhiều điểm giống nhau. Đó là khi nhận được số tiền nhuận bút rất cao từ cuốn sách, anh sẵn sàng đem số tiền đó chia cho những người gần gũi với mình nhất để họ trang trải cuộc sống. Chi tiết này làm nổi bật nên thông điệp và chủ đề tư tưởng của bộ phim: Hiệp sĩ đâu chỉ có trên phim mà ngay giữa đời thường vẫn còn vô số những người hùng như thế.

Cần sự tiết chế và đời hơn

Điểm sáng có thể dễ nhận thấy nhất ở bộ phim đó là những cảnh hành động được quay khá chân thực. Với xuất thân từ nghề múa cộng với thời gian hơn 1 tháng học võ giúp Nguyễn Phi Hùng nhập vai khá ngọt.


http://img-hn.24hstatic.com:8008/upload/1-2013/images/2013-01-11/1357878251-hiep-si-guoc-vong-2.jpg (http://www.24h.com.vn/phim-tet-2013-c74e2027.html)

Các cảnh quay hành động, đặc biệt khi đánh nhau với các nhóm côn đồ, băng đảng xã hội đen dù vẫn phải nhờ đến yếu tố dàn dựng, kĩ xảo nhưng nó cũng khá chân thực. Đặc biệt, các thế võ đậm chất cổ truyền với tạo hình đẹp.

Tuy nhiên, sự dàn trải quá nhiều những cảnh quay hành động kéo dài và chiếm lượng lớn thời gian của bộ phim cũng khiến khán giả cảm thấy nhàm vì ai cũng đoán được trước kịch bản sẽ diễn ra như thế nào.

Để tiết chế những cảnh đấm đá, NSUT Nguyễn Chánh Tín đã thêm vào đó những cảnh hài hước với sự tham gia của một dàn ngôi sao gạo cội danh tiếng: Hoàng Sơn, Chí Tài, Nhật Cường, Mạc Can… Cập nhật video clip giong hat viet (http://www.24h.com.vn/giong-hat-viet-2013-c73e2317.html). Họ chính là những người góp phần dịu đi không khí căng thẳng của bộ phim nhưng những tiếng cười này vẫn chưa đủ độ sâu sắc.

Đặc biệt, những cảnh diễn ra tại nhà của ông trùm xã hội đen “giả người Thái” do Chí Tài đảm nhận, yếu tố “hài nhảm” có phần bị lạm dụng khiến câu chuyện trở nên bình thường hóa. Nhiều người sẽ hồ nghi một ông trùm xã hội đen khét tiếng quản lí các băng nhóm tội phạm, ổ bar trá hình hay phân phát lượng thuốc lắc lớn nhất Việt Nam mà lại có những đệ tử ngô nghê, thậm chí ba hoa, bất tài.

Nguồn: 24h.com.vn