Bristback
11-11-2012, 04:21 PM
Khái niệm âm nhạc đương đại tưởng chừng hết sức phức tạp và khó nghe nhưng với phần biểu diễn tại nhạc viện và nhà hát TP.HCM vừa qua, nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên và Giáo sư Salil Sachdev đã mang lại những cái nhìn và cảm nhận khác về âm nhạc đương đại, khi âm nhạc truyền thống Việt Nam được trình diễn với các nhạc cụ phương Tây một cách sáng tạo và độc đáo.
http://www.bayvut.com.au/sites/default/files/imagecache/story_460/story-images/nguyenletuyen_100111.jpg (http://nhac.vui.vn)
Đơn giản hóa đương đại
200 khán giả có mặt tại khán phòng Nhạc viện TP. HCM ngày 7/1, trong đó đa phần là sinh viên khoa âm nhạc dân tộc của trường và một số ít người nghe nhac (http://nhac.vui.vn) nước ngoài đã cảm thấy có một buổi chiều thưởng thức âm nhạc hết sức thú vị. Trên nền tảng là các giai điệu mang âm hưởng núi rừng Tây Nguyên, các sáng tác ‘Cao nguyên thơ mộng’, ‘Vị thần Tây Nguyên’ và ‘Tiếng gọi núi rừng’ đã được nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên phát triển cùng với kỹ thuật ‘đồng song âm họa ba ngắt’ trên đàn guitar do chính anh sáng tạo. Kết hợp cùng tiếng đàn guitar réo rắt là tiếng trống Hằng của Giáo sư Salil Sachdev, Trưởng khoa Âm nhạc Đại học Bridgewater - Mỹ. Chiếc trống Hằng ngộ nghĩnh nhìn giống một chiếc mõ nhưng với kích thước lớn và dẹt hơn. Tuy chỉ là một nhạc cụ bình thường nhưng qua đôi tay của Salil Sachdev, chiếc trống này có thể tạo ra chuỗi âm thanh dày đặc của một dàn cồng chiêng làm nền cho sự bay bổng của tiếng đàn guitar.
Hùng, sinh viên khoa âm nhạc dân tộc, không giấu vẻ ngạc nhiên và hoài nghi: “Tôi cứ nghĩ âm nhạc đương đại là cái gì đấy quằn quại và phức tạp lắm chứ không đơn giản dễ nghe như thế này”.
“Mình có thể cảm được yếu tố văn hóa Việt Nam qua các tác phẩm đó, rất nhiều giai điệu quen thuộc mang âm hưởng Tây Nguyên ở trong đấy, thế nhưng tính âm nhạc đương đại thì lại không rõ lắm. Chắc là phần biểu diễn trống Hằng của Salil Sachdev trong các tác phẩm khiến nó mới lạ”, một nữ sinh viên chia sẻ.
“Âm nhạc đương đại có rất nhiều trường phái khác nhau, đối với tôi mục đích của sự kết hợp giao thoa, ứng dụng giữa âm nhạc truyền thống Việt Nam với âm nhạc đương đại là xử lý hòa âm cho tinh tế, khéo léo để không bị mất đi tính tự nhiên của âm nhạc”, nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên chia sẻ với các bạn sinh viên. Anh cũng nói thêm rằng ứng dụng trước mắt là chuyển thể các tiết tấu nhạc truyền thống sang cây đàn guitar với kỹ thuật ‘đồng song âm họa ba ngắt’ (vẫn giữ thang âm ngũ cung) để nó có âm giai gần gũi với số đông người nghe, vì người ta biết tới guitar nhiều hơn là đàn tranh, đàn bầu, hay sáo nhị của Việt Nam.
Khám phá ngược
“Thật kỳ lạ, hồi sống ở Việt Nam những năm 1980 thì tôi là một người say mê âm nhạc của phương Tây, toàn tập tành chơi nhạc Mỹ với những tác phẩm của The Beatles, Led Zeppelin, còn nhạc Việt Nam lúc đó hoàn toàn xa lạ và không có ý niệm gì trong tôi, nhưng khi sang Úc sống một thời gian thì tôi lại bắt đầu cảm nhận được và thích thú với nhạc dân tộc Việt Nam”, anh nói.
Giáo sư Salil Sachdev cảm thấy phấn khích khi được chơi các bài hát có âm hưởng truyền thống Việt Nam. Cùng nghe nhac tre hot nhat (http://nhac.vui.vn/nhac-tre-c3.html) tại nhac.vui.vn. Ông nói: “Nhạc truyền thống của các bạn có tính hình tượng rất cao, sống động và gợi mở, khiến cho người nghe cảm thấy lạc quan yêu đời, còn người chơi như tôi thì cảm thấy phấn khích vì nó quá mới mẻ và độc đáo”. Ông cho biết thêm khi về Mỹ, ông sẽ đưa âm nhạc truyền thống Việt Nam vào chương trình giảng dạy về World Music tại Đại học Bridgewater. Ông cũng sẽ nghiên cứu và ứng dụng các tiết tấu của nhạc truyền thống Việt Nam trên các loại trống Châu Phi.
Sáng ngày 8/1, nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên cùng với Giáo sư Salil Sachev và dàn nhạc truyền thống Nhạc viện TP. HCM tiếp tục biểu diễn tại tiền sảnh Nhà hát TP.HCM. Nghe những bản nhac hot nhat hien nay (http://nhac.vui.vn/nhac-hot-nhat-c2.html) tại nhac.vui.vn. Có lẽ do thời gian chuẩn bị khá ngắn nên giữa anh và dàn nhạc dân tộc chưa thể biểu diễn chung một bài. Tuy nhiên, đây cũng là một cơ hội để khán giả có thêm một cảm nhận mới. Anh Thái, hiện đang làm tại công ty bảo hiểm AIA, nhận xét: “Nếu xem nguyên một dàn nhạc biểu diễn nhạc dân tộc với đàn tranh, sáo, nhị, trống… thì tôi vẫn cứ có cảm giác như đang xem một cuộc triển lãm, còn khi xem phần biểu diễn guitar của nhạc sĩ Tuyên và trống Hằng của ông Salil thì tôi cảm thấy gần gũi như giai điệu các bài hát hiện đại tôi vẫn hay nghe mà vẫn nhận ra những giai điệu truyền thống Việt Nam ở trong đó”.
“Sự kết hợp của chúng tôi là một tam giác văn hóa Việt Nam-Úc-Mỹ và mỗi tác phẩm, mỗi giai điệu được trình diễn phải có âm hưởng đương đại mà bất kỳ ai trên thế giới này cũng đều cảm nhận được”, nhạc sĩ Nguyên Lê Tuyên chia sẻ.
Ông Graeme Swift, Tổng lãnh sự quán Úc, phát biểu: “Buổi biểu diễn hôm nay chính là minh chứng cho sự hợp tác giao lưu giữa Việt Nam và Úc, tăng cường sự hiểu biết giữa hai quốc gia, đưa các dân tộc sát lại gần nhau vì mục đích hòa bình, hợp tác, hữu nghị và thịnh vượng”.
Nguồn: bayvut.com.au
http://www.bayvut.com.au/sites/default/files/imagecache/story_460/story-images/nguyenletuyen_100111.jpg (http://nhac.vui.vn)
Đơn giản hóa đương đại
200 khán giả có mặt tại khán phòng Nhạc viện TP. HCM ngày 7/1, trong đó đa phần là sinh viên khoa âm nhạc dân tộc của trường và một số ít người nghe nhac (http://nhac.vui.vn) nước ngoài đã cảm thấy có một buổi chiều thưởng thức âm nhạc hết sức thú vị. Trên nền tảng là các giai điệu mang âm hưởng núi rừng Tây Nguyên, các sáng tác ‘Cao nguyên thơ mộng’, ‘Vị thần Tây Nguyên’ và ‘Tiếng gọi núi rừng’ đã được nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên phát triển cùng với kỹ thuật ‘đồng song âm họa ba ngắt’ trên đàn guitar do chính anh sáng tạo. Kết hợp cùng tiếng đàn guitar réo rắt là tiếng trống Hằng của Giáo sư Salil Sachdev, Trưởng khoa Âm nhạc Đại học Bridgewater - Mỹ. Chiếc trống Hằng ngộ nghĩnh nhìn giống một chiếc mõ nhưng với kích thước lớn và dẹt hơn. Tuy chỉ là một nhạc cụ bình thường nhưng qua đôi tay của Salil Sachdev, chiếc trống này có thể tạo ra chuỗi âm thanh dày đặc của một dàn cồng chiêng làm nền cho sự bay bổng của tiếng đàn guitar.
Hùng, sinh viên khoa âm nhạc dân tộc, không giấu vẻ ngạc nhiên và hoài nghi: “Tôi cứ nghĩ âm nhạc đương đại là cái gì đấy quằn quại và phức tạp lắm chứ không đơn giản dễ nghe như thế này”.
“Mình có thể cảm được yếu tố văn hóa Việt Nam qua các tác phẩm đó, rất nhiều giai điệu quen thuộc mang âm hưởng Tây Nguyên ở trong đấy, thế nhưng tính âm nhạc đương đại thì lại không rõ lắm. Chắc là phần biểu diễn trống Hằng của Salil Sachdev trong các tác phẩm khiến nó mới lạ”, một nữ sinh viên chia sẻ.
“Âm nhạc đương đại có rất nhiều trường phái khác nhau, đối với tôi mục đích của sự kết hợp giao thoa, ứng dụng giữa âm nhạc truyền thống Việt Nam với âm nhạc đương đại là xử lý hòa âm cho tinh tế, khéo léo để không bị mất đi tính tự nhiên của âm nhạc”, nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên chia sẻ với các bạn sinh viên. Anh cũng nói thêm rằng ứng dụng trước mắt là chuyển thể các tiết tấu nhạc truyền thống sang cây đàn guitar với kỹ thuật ‘đồng song âm họa ba ngắt’ (vẫn giữ thang âm ngũ cung) để nó có âm giai gần gũi với số đông người nghe, vì người ta biết tới guitar nhiều hơn là đàn tranh, đàn bầu, hay sáo nhị của Việt Nam.
Khám phá ngược
“Thật kỳ lạ, hồi sống ở Việt Nam những năm 1980 thì tôi là một người say mê âm nhạc của phương Tây, toàn tập tành chơi nhạc Mỹ với những tác phẩm của The Beatles, Led Zeppelin, còn nhạc Việt Nam lúc đó hoàn toàn xa lạ và không có ý niệm gì trong tôi, nhưng khi sang Úc sống một thời gian thì tôi lại bắt đầu cảm nhận được và thích thú với nhạc dân tộc Việt Nam”, anh nói.
Giáo sư Salil Sachdev cảm thấy phấn khích khi được chơi các bài hát có âm hưởng truyền thống Việt Nam. Cùng nghe nhac tre hot nhat (http://nhac.vui.vn/nhac-tre-c3.html) tại nhac.vui.vn. Ông nói: “Nhạc truyền thống của các bạn có tính hình tượng rất cao, sống động và gợi mở, khiến cho người nghe cảm thấy lạc quan yêu đời, còn người chơi như tôi thì cảm thấy phấn khích vì nó quá mới mẻ và độc đáo”. Ông cho biết thêm khi về Mỹ, ông sẽ đưa âm nhạc truyền thống Việt Nam vào chương trình giảng dạy về World Music tại Đại học Bridgewater. Ông cũng sẽ nghiên cứu và ứng dụng các tiết tấu của nhạc truyền thống Việt Nam trên các loại trống Châu Phi.
Sáng ngày 8/1, nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên cùng với Giáo sư Salil Sachev và dàn nhạc truyền thống Nhạc viện TP. HCM tiếp tục biểu diễn tại tiền sảnh Nhà hát TP.HCM. Nghe những bản nhac hot nhat hien nay (http://nhac.vui.vn/nhac-hot-nhat-c2.html) tại nhac.vui.vn. Có lẽ do thời gian chuẩn bị khá ngắn nên giữa anh và dàn nhạc dân tộc chưa thể biểu diễn chung một bài. Tuy nhiên, đây cũng là một cơ hội để khán giả có thêm một cảm nhận mới. Anh Thái, hiện đang làm tại công ty bảo hiểm AIA, nhận xét: “Nếu xem nguyên một dàn nhạc biểu diễn nhạc dân tộc với đàn tranh, sáo, nhị, trống… thì tôi vẫn cứ có cảm giác như đang xem một cuộc triển lãm, còn khi xem phần biểu diễn guitar của nhạc sĩ Tuyên và trống Hằng của ông Salil thì tôi cảm thấy gần gũi như giai điệu các bài hát hiện đại tôi vẫn hay nghe mà vẫn nhận ra những giai điệu truyền thống Việt Nam ở trong đó”.
“Sự kết hợp của chúng tôi là một tam giác văn hóa Việt Nam-Úc-Mỹ và mỗi tác phẩm, mỗi giai điệu được trình diễn phải có âm hưởng đương đại mà bất kỳ ai trên thế giới này cũng đều cảm nhận được”, nhạc sĩ Nguyên Lê Tuyên chia sẻ.
Ông Graeme Swift, Tổng lãnh sự quán Úc, phát biểu: “Buổi biểu diễn hôm nay chính là minh chứng cho sự hợp tác giao lưu giữa Việt Nam và Úc, tăng cường sự hiểu biết giữa hai quốc gia, đưa các dân tộc sát lại gần nhau vì mục đích hòa bình, hợp tác, hữu nghị và thịnh vượng”.
Nguồn: bayvut.com.au